Top món đặc sản vừa ngon vừa lạ của các tỉnh thành Việt Nam

Bánh xèo vỏ Bình Định là món đặc sả lạ tai
8 phút, 48 giây để đọc.

Việt Nam có nhiều món đặc sản hấp dẫn và rất được lòng du khách quốc tế. Với nét văn hóa ẩm thực độc đáo ấy, chúng ta đã thu hút được nhiều khách du lịch ghé thăm. Món ăn Việt Nam không thể nào kể hết nổi chỉ trong 1 bài viết. Nó đa dạng, đặc sắc và mang nét tinh tế mỗi vùng miền. Có nhiều món ăn phong phú trên khắp mọi miền tổ quốc. Nhiều đến mức bạn chẳng thể nhớ hết được tên và trải nghiệm hết được những món ăn này.

Tuy nhiên, không phải món ăn nào cũng nổi tiếng và được số đông biết đến. Nếu như phở, bánh mì. nem và gỏi cuốn là những món vô cùng nổi tiếng thì cháo ấu tẩu, bánh xèo vỏ,…lại chỉ ít người biết đến. Nói về chất lượng, các món ăn này cũng vô cùng hấp dẫn. Do đó, sẽ không lãng phí thời gian nếu bạn chịu tìm hiểu về những món ăn này. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ vài món trong số đó. Chúc các bạn được thưởng thức thêm nhiều món đặc sản nổi tiếng của nước ta.

Bánh xèo vỏ Bình Định

Bánh xèo vỏ Bình Định

Là một tỉnh ven biển với đặc sản là cá tôm, thủy hải sản nhưng Bình Định lại nổi tiếng với một món ăn độc đáo khác, vượt xa ra ngoài trí tưởng tượng của du khách trong nước lẫn quốc tế – đó chính là món bánh xèo vỏ.

Bánh xèo vỏ Bình Định có nguồn gốc ra đời hết sức giản dị như cái tên của nó. Đó là những ngày mưa dai dẳng và người nông dân không thể ra đồng cấy cày, cũng không thể đi chợ vì trời mưa lạnh giá. Trong nhà chỉ độc mỗi gạo, vậy là họ lấy gạo đem xay thành bột, cứ thế mà thêm ít dầu, hành lá thái nhuyễn, đổ vào làm thành từng cái bánh, ăn không với nước mắm cho qua bữa. 

Bánh xèo vỏ được ăn kèm với nước mắm chua ngọt, nước tương kèm một ít rau sống quanh nhà. Tuy nhiên, theo người dân bản địa món này phải ăn kèm với mắm nêm mới đúng vị và nồng nàn hơn bao giờ hết. Từ một món ăn dân dã nơi thôn xóm, món ăn này dần đã trở thành biểu tượng của người con đất võ Bình Định để mỗi khi xa quê lòng lại xao xuyến bồi hồi khi nghe ai đó rao “bánh xèo vỏ Bình Định đây”.

Bún Kèn An Giang

Bún Kèn An Giang

Thêm một món ăn nữa mà chắc chắn hầu hết các bạn trẻ ở TP.HCM cũng như khu vực phía Bắc chưa thể mường tượng ra, đó chính là món bún Kèn vô cùng lạ lẫm. Thực tế, đây là một món ăn quen thuộc của người Campuchia và du nhập về Việt Nam khá lâu nhưng chỉ phổ biến ở các tỉnh miền Tây như An Giang,Sóc Trăng, Bạc Liêu…

Món này khá bình dân từ cách ăn cho tới cách nấu. Cá đồng đem luộc chín rồi lấy thịt, xương cá nấu nước dùng cho thịt cá nát ra. Nồi nước lèo nhất định phải có nước cốt dừa béo ngậy và một ít bột cà ri dậy màu. Khi ăn, người ta sẽ cho các loại rau trồng quanh vườn như bắp chuối, giá, rau muống bào… bún được ăn kèm với muối ớt nặn kèm chút chanh.

Đặc biệt, khi chan nước lèo người ta chỉ chan một ít vừa ngập sợi bún; không ngập tô như người Việt mình. Hiện nay, món bún này không chỉ giới hạn ở các tỉnh miền Tây. Nó đã bắt đầu dần trở nên quen thuộc vùng đồng bằng Nam bộ. Tại TP.HCM, một vài địa điểm cũng đã bắt đầu bán món ăn lạ miệng, độc đáo này. Bạn có thể tìm đến khu chợ người Miên trên đường hoa Hồ Thị Kỷ để có thể thưởng thức một tô bún kèn đúng điệu nhé!

Gỏi lá ĐăkLăk

Gỏi lá ĐăkLăk

Thuộc khu vực Tây Nguyên nên nét văn hóa ẩm thực của ĐăkLăk và các tỉnh lân cận có một sự khác biệt rõ ràng và vô cùng độc đáo. Một trong những món ăn làm nên nét độc đáo ấy không gì khác là Gỏi lá. Chỉ cần nghe cái tên cũng đủ thấy tò mò “gỏi lá”. Có thể nói, bên cạnh những món đặc sản như thịt rừng, rượu cần, cá nướng… thì gỏi lá chính là một nét văn hóa ẩm thực độc đáo chỉ có tại tỉnh ĐăkLăk.  

Món gỏi này đặc biệt bởi nó lấy nguyên liệu từ hơn 50 loại lá, rau khác nhau. Các loại rau này từ quen đến lạ và rất lạ. Có thể kể đến trong số đó như cải cay, diếp cá, húng quế, quế, mã đề, lá lốt, sung, đinh lăng, ổi, mơ, sâm đất, tram, chó đẻ răng cưa, vừng, hồng ngọc…Đặc biệt trong đó không thể thiếu lá sung, mơ lông và đinh lăng. Khi ăn, người ta sẽ quấn lá hình chiếc phễu và cho vào thịt heo luộc, tép rang và chút da heo trộn thính.

Cháo ấu tẩu Hà Giang

Cháo ấu tẩu Hà Giang

Món ăn này không chỉ là đặc trưng văn hóa của Hà Giang mà còn lại đại diện độc đáo cho cả nền văn hóa du lịch phía Bắc. Cháo ấu tẩu Hà Giang có vị béo ngậy, thơm, cay. Nó mang đặc trưng của củ ấu tẩu. Khi mới ăn bạn sẽ cảm nhận thấy một vị đắng bùi, khó nuốt. Nhưng chỉ vài ba thìa đã thấy ngọt miệng. Món cháo này ăn nhiều còn có thể sinh nghiện. Bát cháo ấu tẩu như món cháo giải cảm của đồng bào dân tộc. 

Một nồi cháo ngon được nấu khá kỳ công và bài bản. Gạo nương của đồng bào dân tộc, vo sạch, để ráo. Ấu tẩu ngâm kỹ trong nước vo gạo một đêm, rửa sạch và hầm cho tới khi mềm, bở… Bởi củ ấu tẩu rất cứng. Người ta phải hầm cho tới khi thành hỗn hợp sệt rất lâu; cuối cùng ninh chung với chân giò heo hay móng.

Khi ăn, người ta sẽ cho vào một quả trứng sống vào. Sau đó họ múc cháo vào nêm với hành lá, tía tô thái nhuyễn. Người vùng cao có thói quen ăn món này với hũ măng rừng chua cay xé. Vị đắng, ngọt hậu cùng cái ngọt bùi của măng, cháo và trứng sẽ khiến món ăn này khó có từ nào mà tả được.

Bánh đập Quảng Nam

Bánh xèo vỏ Bình Định là món đặc sả lạ tai

Đối với những người con xứ Quảng, món ăn này như một phần ký ức biến thành tuổi thơ. Ký ức về món bánh này không thể nào phai nhòa trong tâm trí. Bánh đập là món ăn mộc mạc, dân dã, ngon miệng mà lại rẻ tiền. Bánh rất được học sinh, sinh viên xứ Quảng yêu thích. Vào mùa gặt, bánh đập được dùng làm món ăn nửa buổi hay xế chiều. Còn ngày chay tịnh thì bánh đập được dùng chấm với nước tương dầm ớt tươi cũng là cách ăn phổ biến. 

Gọi là bánh đập vì mỗi lần ăn phải dùng tay đập đập cho bánh vỡ ra Bánh tráng vụn có mùi thơm dịu rất dễ chịu. Bánh đập gồm hai lớp: Lớp ngoài là bánh tráng giòn và phần trong là bánh ướt dẻo. Bánh tráng ngoài được nướng vàng đều hai mặt trên lửa than. Phần bánh ướt mềm và dẻo, được kẹp giữa hai lớp bánh tráng giòn. Khi ăn, bạn ép sao cho các lớp bánh dính vào nhau rồi ăn kèm với mắm nêm.

Cái tên cũng gợi nhớ về một thời kỷ niệm. Bánh đập thực tế không phải đánh đập gì mà là dùng tay đập lên 2 thứ bánh tráng nướng và lá mì này. Phần bánh tráng nướng khi đập nhẹ lên sẽ vỡ ra và dính vào lá mì ướt khi ăn tạo một cảm giác dai giòn khá lạ miệng. Món bánh bình dị này là món ăn “cứu đói” rồi dần dần được nâng cấp và trở thành đặc sản hồi nào không hay.

Bánh bác

Bánh bác

Bánh bác là loại bánh truyền thống nổi tiếng của người dân 2 làng Giang Xá và Lưu Xá. Bánh được miêu tả là có “nhị vàng, xen giữa cánh đỏ, cánh trắng”. Đây là loại bánh thường được người dân làm nhân các dịp Tết, lễ hội và các ngày quan trọng khác trong năm. Tương truyền, trước đây bánh là loại đặc sản của người dân trong vùng dùng để tiến vua. Người xứ Đoài xưa có câu ca: “Dù ai chồng chán vợ chê. Ăn chiếc bánh bác lại về với nhau”.

Bánh bác – cái tên xuất phát từ chính cách thức làm ra nó: bác qua chảo mỡ. Gọi là bánh bác bởi người Giang Xá nói chệch “bác” từ “rán, chiên”, thế nhưng bánh bác lại không hề giống bánh rán… Bánh bác gồm có ba lớp: Hai lớp bánh ngoài, một lớp nhân đỗ phía trong.

Để làm ra được một “tày” bánh bác ngon, người lựa chọn rất kỹ nguyên liệu. Họ phải chọn từ gạo nếp cái hoa vàng, gấc, đỗ xanh, tới đường nâu, mỡ thăn lợn. Thậm chí người làm phải chọn kỹ lá chuối và chiếc lạt buộc bánh. Gạo nếp được ngâm 2 – 3 tiếng rồi đem xay cho thật mịn Sau đó cần dùng gấc trộn với nửa số bột để tạo màu sắc đỏ trắng đan xen.

Kết luận

Không chỉ có phở, bánh mì, nem rán, chả cua… Việt Nam còn làm say lòng du khách trong nước lẫn quốc tế bởi những món ăn bình dị gợi nhớ về một miền ký ức văn hóa đặc trưng. 

Có thể nói, Việt Nam là một trong những quốc gia có nền ẩm thực không chỉ đa dạng mà còn đặc sắc. Nó chứa đựng nhiều nét tinh hoa nhân loại và giao thoa vùng miền khá lớn. Chính vì lẽ đó mà không quá ngạc nhiên khi quốc gia hình chữ S này liên tục có những đặc sản ghi danh trên trường quốc tế. Nếu có dịp hãy thưởng thức hết những món đặc sản trên bạn nhé.

Nguồn: Fcviet.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩm thực gia đình

Cách nhận biết bún sạch

Làm thế nào để nhận biết được bún sạch hay không?

Tình trạng bún bị nhiễm các loại hóa chất độc hại khiếm bạn cảm thấy lo lắng khi có ý …
Xem Chi Tiết
Nội tạng động vật

Tuyệt chiêu chọn lựa nội tạng động vật còn tươi mới

Nội tạng động vật là những nguyên liệu rất tốt để chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng. Tuy …
Xem Chi Tiết
Sầu riêng

Bật mí cho bạn bí quyết chọn sầu riêng mà không bị sượng

Trái cây là loại mà chắc hẳn sẽ có nhiều người rất yêu thích, thì trong các loại trái cây …
Xem Chi Tiết
Mẹo mua thớt

Hướng dẫn một số mẹo vặt mua thớt phù hợp với túi tiền

Trong bộ dụng cụ nấu ăn của chị em nội chợ chắc hẳn không có ai là không có riêng …
Xem Chi Tiết
Mẹo vặt đi chợ

Bật mí bí quyết đi chợ mua thực phẩm một cách tiết kiệm

Các chị em nội trợ đi chợ như thế nào để cho tiết kiệm nhưng mà bữa ăn vẫn phong …
Xem Chi Tiết
Cách sắp xếp hợp lí

Sử dụng và sắp xếp dao kéo trong bếp hợp lí để luôn sắc như mới

Dao để sử dụng trong bếp luôn cần phải sắc bén, nhưng không phải gia đình nào cũng biết cách …
Xem Chi Tiết

Văn hóa ẩm thực

Những điều bạn sẽ không thể ngờ đến về phong cách văn hóa ẩm thực Trung Hoa

Trải qua lịch sử hơn 5000 năm thăng trầm cùng đất nước, văn hóa ẩm thực Trung Hoa ngày nay …
Xem Chi Tiết
Văn hóa ẩm thực Ý làm xiêu lòng bao người yêu ẩm thực khắp thế giới

Văn hóa ẩm thực Ý làm xiêu lòng bao người yêu ẩm thực khắp thế giới

Ý – một đất nước hình mũi giày không những được thế giới biết đến không chỉ bởi sự đi …
Xem Chi Tiết
Những điều bạn không thể ngờ tới của nền văn hóa ẩm thực Ấn Độ

Những điều bạn không thể ngờ tới của nền văn hóa ẩm thực Ấn Độ

Ấn Độ là một quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các tôn giáo. Chính vì vậy văn hóa …
Xem Chi Tiết
Những điều bạn chưa biết về văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Những điều có thể bạn chưa biết về văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Bản là nền văn hóa ẩm thực xuất xứ từ nước Nhật. Ẩm thực Nhật Bản không …
Xem Chi Tiết
Tìm hiểu về nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực đồng bào người Chăm

Tìm hiểu về nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực đồng bào người Chăm

Văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm đã được hình thành tự nhiên trong cuộc …
Xem Chi Tiết
Đâu là những nét đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực miền Bắc ?

Đâu là những nét đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực miền Bắc?

Việt Nam vốn là một mảnh đất hình chữ “S” trải dài gồm 3 miền Bắc, Trung, Nam. Vì vậy …
Xem Chi Tiết

Văn hóa đồ uống

Văn hoá thưởng trà ở Thổ Nhĩ Kỳ

Văn hoá thưởng trà – Tinh hoa văn hoá của con người

Trong suốt chiều dài lịch sử, trà đã xuất hiện từ sớm và nhanh chóng trở thành đồ uống phổ …
Xem Chi Tiết
Cà phê trong văn hoá Úc - Hơn cả một thức uống

Cà phê trong văn hoá Úc – Hơn cả một thức uống!

Úc nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú và đa dạng. Trong số các sản phẩm được tiêu thụ …
Xem Chi Tiết
Văn hoá rượu - Nét đặc sắc của văn hoá Trung Quốc

Văn hoá rượu – Nét đặc sắc của văn hoá Trung Quốc

Từ xưa đến nay rượu đã là thức uống không thể thiếu trong những buổi sum họp. Thứ giúp bạn …
Xem Chi Tiết
Văn hoá trà Việt - Nét nghệ thuật ẩn mình trong văn hoá Việt Nam

Văn hoá trà Việt – Nét nghệ thuật ẩn mình trong văn hoá Việt Nam

Như chúng ta đã biết, trà là một trong những đồ uống phổ biến nhất trên thế giới. Mỗi quốc …
Xem Chi Tiết
Văn hoá bia độc đáo của các nước trên thế giới

Văn hoá bia độc đáo của các nước trên thế giới

Bia là một loại đồ uống có cồn phổ biến và được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới …
Xem Chi Tiết
van-hoa-tra-sua-net-dot-pha-cua-van-hoa-dai-loan-van-hoa-tra-sua-net-dot-pha-cua-van-hoa-dai-loan

Văn hoá trà sữa – Nét đột phá của văn hoá Đài Loan

Đối với người Đài Loan, trà sữa không chỉ là một loại nước giải khát, mà còn là một biểu …
Xem Chi Tiết