Trải qua lịch sử hơn 5000 năm thăng trầm cùng đất nước, văn hóa ẩm thực Trung Hoa ngày nay chính là sự kết tinh của nền tinh hoa văn hóa ngàn năm. Chứa đựng rất nhiều ý nghĩa và mang hương vị đặc sắc, đi sâu vào lòng người. Người Trung Quốc luôn ưu tiên đặt sự trọn vẹn lên hàng đầu, cho nên các món ăn cũng phải thể hiện sự đầy đủ. Nếu thiếu sẽ là một điềm chẳng lành, mọi việc sẽ không được “đầu xuôi đuôi lọt”. Ví dụ như: các món ăn được chế biến từ cá thì phải giữ nguyên cả con. Gà được chặt miếng rồi phải xếp đầy đủ lên đĩa…
Văn hóa ẩm thực Trung Hoa là sự phối hợp một cách tinh tế từ hương, sắc, vị đến các cách bày biện, trang trí. Một món ăn ngon cần phải đảm bảo sao cho có màu sắc đẹp mắt, có hương thơm ngào ngạt. Còn nguyên hương vị tươi ngon của nguyên liệu, cách trình bày phải thật thu hút và ấn tượng. Các món ăn không chỉ thơm, ngon, đẹp mắt mà còn cần phải đảm bảo dinh dưỡng. Nền văn hóa ẩm thực của Trung Hoa bao hàm mười mấy cách chế biến như hâm, nấu, xào, hấp, rang, luộc, om, nhúng,…mỗi một cách chế biến đều sẽ đem lại hương vị khác nhau cho món ăn.
Mục lục
Văn hóa ẩm thực Trung Hoa vô cùng đặc sắc
Coi trọng sự toàn vẹn, hoàn mỹ
Văn hóa ẩm thực Trung Hoa vô cùng đặc sắc và độc đáo bởi họ sở hữu toàn vẹn trong suy nghĩ, sự kết hợp tinh tế giữa hương, sắc, vị và cả trong cách bày biện.Trung Hoa cũng như đa phần các nước ở phương Đông khác, là một trong những đất nước thiên về nông nghiệp nên hai thành phần chính trong ẩm thực Trung Hoa là “Chủ thực” (gạo, mì hay màn thầu) và “Cải thực” ( là các món cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng khác như rau, cá, thịt, hoặc những món bổ sung các chất có lợi cho sức khỏe).
Người Trung Quốc rất coi trọng sự toàn vẹn, nên ngay cả trong những món ăn cũng phải thể hiện được sự đầy đủ, nếu như bị thiếu sẽ là điều chẳng lành, vì nó ,mang ý nghĩa là sự việc không được “đầu xuôi đuôi lọt”. Các món ăn được chế biến từ cá làm nguyên con, gà được chặt miếng rồi xếp đầy đủ lên đĩa…
Hội tụ đầy đủ từ hương, sắc, vị
Sự tinh tế trong từng món ăn đó chính là sự hội tụ đầy đủ từ hương, sắc, vị đến cách bày biện và trang trí. Món ăn ngon phải đảm bảo có màu sắc đẹp mắt, có hương thơm ngào ngạt làm say lòng thực khách, có vị ngon của đồ ăn được chế biến từ những nguyên liệu tươi, và cách trang trí bày biện thật thu hút và ấn tượng. Các món ăn không chỉ ngon, đẹp mắt mà còn bổ dưỡng bởi sự kết hợp tài tình giữa các thực phẩm tốt cho sức khoẻ như : các vị thuốc như hải sâm, thuốc bắc…
Có đến mười mấy cách chế biến khác nhau như hâm, nấu, ninh, xào, hấp, rang, luộc, om, nhúng,…mỗi một cách chế biến đem lại những dư vị và cảm nhận được khác nhau trong lòng của mỗi thực khách. Để có được các món ăn hấp dẫn này không chỉ có khâu chọn thực phẩm, cách chế biến mà quan trọng hơn nữa đó chính là việc nắm vững được độ bền của lửa, điều chỉnh lửa to, nhỏ sao cho phù hợp, và thời gian nấu là dài hay ngắn để cho ra món ăn ngon bổ dưỡng.
Cũng giống như Việt Nam, người Trung thường sữ dụng đũa để gắp thức ăn. Điều này thể hiện sự điềm đạm, lịch sự và khoan thai khi ăn. Đối với họ thì sữ dụng dao và dĩa được xem là sữ dụng vũ khí gây thương tích.
8 phong cách ẩm thực Trung Hoa
Ẩm thực Sơn Đông
Trong đó bao gồm 2 nhóm món ăn của Tế Nam và Dao Đông. Các món ăn này đều mang vị nồng đậm, nặng mùi hành tỏi, nhất là những món hải sản, có sở trường làm món canh và nội tạng động vật. Món ăn này khá là nổi tiếng của Sơn Đông là ốc kho, cá chép chua ngọt.
Ẩm thực Tứ Xuyên
Bao gồm hai trường phái Thành Đô và Trùng Khánh. Các món ăn Tứ Xuyên có đa dạng các mùi vị và có độ nồng đậm, cay. Nổi tiếng với món Vây cá kho khô, cua xào thơm cay.
Ẩm thực Giang Tô
Bao gồm món ăn của Dương Châu, Tô Châu và Nam Kinh. Giang Tô nổi tiếng về các món ,ninh, tần hầm, đặc biệt hơn các món canh bảo đảm nguyên chất, nguyên vị. Món ăn có tiếng như: món thịt và thịt cua hấp.
Ẩm thực Chiết Giang
Bao gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng. Thiết yếu nhất là của Hàng Châu. Món ăn Chiết Giang thường rất tươi mềm, thanh đạm, không ngấy. Nổi tiếng với món tôm nõn Long Tỉnh, cá chép Tây Hồ.
Ẩm thực Quảng Đông
Hình thành từ 3 truyền thống nấu bếp là Triều Châu, Quảng Châu, và Đông Giang, phong phú về nguyên liệu nấu ăn, cách chế biến tinh tế và phức tạp. Quảng Châu nổi tiếng hơn cả về các món chiên, rán, hầm với khẩu vị thơm ngất ngây và tươi. Nổi tiếng với món Tam xà long hổ phượng, lợn quay đấy.
Ẩm thực Phúc Kiến
Gồm các món ăn Phúc Châu, Tuyền Châu và Hạ Môn, chủ yếu là món Phúc Châu. Các món ăn Phúc Kiến với nguyên liệu chủ yếu là hải sản, chú trọng nhiều về vị ngọt, chua, mặn thơm, màu sắc món ăn phải đẹp và giữ được vị tươi. Nổi tiếng với món Kim phúc thọ, cá kho khô, vv …
Ẩm thực Hồ Nam
Được hình thành từ khá lâu đời ở thời nhà Hán, các món ăn của Hồ Nam thường được chú trọng độ thơm và vị của món ăn. Đặc biệt là vị chua cay. Hồ Nam có món kho vây cá là nổi nhất.
Ẩm thực An Huy
Bao gồm các món ăn của miền Nam An Huy, dọc theo sông Trường Giang và Hoài Hà. An Huy còn có một đặc thù sở trường về các món ninh, hầm. Người An Huy đặc biệt chú trọng về mặt dùng lửa, nổi tiếng với món vịt hồ lô.
Nguồn: Blogdaynaumonhoa.over-blog.com