Như chúng ta đã biết, trà là một trong những đồ uống phổ biến nhất trên thế giới. Mỗi quốc gia có đều một nền văn hóa khác nhau, dẫn đến phong cách uống trà cũng khác nhau. Uống trà không chỉ đơn giản là nhâm nhi tách trà mà còn bao hàm cả phong tục tập quán và đặc trưng văn hóa của mỗi nước. Ở Việt Nam, từ những quán nước vẻ hè cho đến những ấm trà gia đình hay những nhà hàng sang trọng đều mang nét riêng của văn hoá trà Việt. Người Việt dùng trà quanh năm. Chén trà là khởi đầu cho những cuộc gặp gỡ bạn bè thân thiết, những cuộc giao lưu bất chợt. Nó thể hiện nét độc đáo trong văn hóa trà Việt. Hãy cùng spk khám phá những nét riêng toát lên trong văn hoá trà Việt nhé!
Mục lục
Nguồn gốc
Nguồn gốc của trà được cho là xuất phát từ Trung Quốc khoảng hơn 4.000 trước; sau đó theo ‘con đường tơ lụa’ trà trở dần có mặt ở khắp mọi nơi từ châu Á đến châu Âu.
Ở Việt Nam, từ xưa đến nay, trà vẫn luôn được sử dụng ở khắp mọi nơi và trong mọi trường hợp. Từ lễ Tết, cưới hỏi, ma chay, cúng giỗ, đến những cuộc gặp gỡ thường nhật hoặc cũng có thể là mỗi người tự thưởng trà. Từ ngoài đường, quán chợ đến những nơi sang trọng đều sử dụng trà.
Trong văn hóa uống trà xưa và nay của người Việt, trà vẫn luôn giữ vai trò quan trọng. Nó giống như người bạn tâm giao, tri kỉ của con người. Trà giúp mọi người thân thiết hơn, hiểu rõ hơn về nhân tình thế thái.
Thưởng trà theo cách của người Việt
Không giống nhiều nước khác trong khu vực, phong cách uống trà của Việt Nam rất đa dạng. Nó không theo bất cứ một chuẩn mực nào cả. Người ta coi uống trà là một nghệ thuật. Nghệ thuật ấy được thể hiện như thế nào chính là nhờ vào sự sáng tạo của mỗi người.
Văn hoá trà Việt thời xưa
Trước kia trong hoàng cung, để pha trà cho vua chúa; người ta phải đứng hứng từng giọt sương sớm mai lưu trên búp sen nhưng ở ngoài cung, mọi người chỉ cần dùng nước mưa để pha trà. Mỗi người sẽ có những bí quyết pha trà riêng và mỗi bí quyết đó sẽ mang lại những chén trà với hương vị độc đáo khác nhau. Nếu trà hứng sương trên búp sen có hương thơm dịu dàng, trong trẻo thì trà dùng nước mưa sẽ có vị ngọt lưu lại cổ họng lâu hơn.
Văn hoá trà Việt ngày nay
Ngày nay, để phục vụ nhu cầu sử dụng trà đa dạng; người ta tìm ra rất nhiều phương pháp chế biến trà khác nhau. Đặc biệt là phương pháp ướp hương để trà có mùi thơm thu hút. Tuy nhiên, những người sành trà thường yêu thích trà không ướp hương để thưởng thức vị thật của trà.
Uống trà từ lâu đã trở thành một thói quen, một nét văn hóa đẹp và có ích cho sức khỏe. Nên dù có xuất hiện từ rất lâu trong quá khứ, có rất nhiều điều đã thay đổi nhưng trà không mất đi mà ngày càng được yêu thích hơn.
Dù là trước kia hay bây giờ thì việc pha trà của người Việt cũng đều trải qua những bước cơ bản như tráng ấm bằng nước sôi; cho trà vào, tráng trà qua với nước vừa nóng và ‘ngâm trà’ với nước nóng; sau đó rót ra chuyên để uống.
Văn hoá trà Việt – Lợi ích của thưởng trà
Hiện nay, các nhà khoa học đã chứng minh được chè xanh là kho tàng của các hoạt chất sinh học. Điển hình như các polyphenol, các alkaloid, các aminoaxít, vitamin, flavonid, flour, tanin, saponin… Tất cả có 12 nhóm hoạt chất trong cây chè.
Trà có khả năng kích thích lao động và đem lại niềm vui, trà có lợi ích cho hô hấp và tim mạch, trà có khả năng ức chế, ngằn ngừa sự phát triển tế bào ung thư vì trà có chứa một loại dược tính gọi là ECGC (Epi gallocatechine gallate), loại chất có khả năng chống ung thư (từ ngăn cản tế bào ung thư đến chặng đứng sự di căn của các khối u). ECGC có sức sống chất ôxy hóa mạnh gấp 100 lần so với vitamin C và gấp 25 lần so với vitamin E.
Văn hoá trà Việt – Nét đẹp của nền văn hoá Việt Nam
Quá trình pha trà đòi hỏi người ta phải tỉ mỉ trong từng thao tác. Dần dần các thao tác ấy chuyển hóa thành lễ nghi không thể thiếu trong nghệ thuật trà đạo của người Việt.
Việc phải làm trước khi pha trà
Trước khi pha trà, ly trà, bình trà phải được làm nóng bằng nước sôi. Dụng cụ múc trà, vớt bỏ xác phải đều phải được làm tre hoặc gỗ thơm. Dùng thìa gỗ múc trà cho vào ấm đất nung, được gọi là “Ngọc diệp hồi cung” (lá ngọc quay về cung).
Hành động châm nước nóng rửa trà để loại bỏ bụi bẩn, giúp trà ngấm nước. Nước trà pha xong có độ trong mà màu sắc đẹp mắt được gọi là “Cao sơn trường thủy” (núi cao sông dài). Lần châm nước thứ 2 – hãm trà được gọi là “Hạ sơn nhập thủy” (xuống núi tắm sông). Nước nóng sẽ được đổ từ trên cao xuống ấm trà. Nước tràn miệng ấm để đậy nắp, bụi trà được loại bỏ. Nắm ấm cũng phải được dội nước sôi làm nóng để giữ nhiệt độ ấm trà tốt nhất. Chỉ sau 1 – 2 phút hãm, hương thơm nồng đậm hấp dẫn người mê trà.
Nghệ thuật rót trà thể hiện văn hoá trà Việt
Trà hãm xong sẽ được rót ra một chén lớn gọi là “chén tống” rồi chia đều cho từng chén nhỏ gọi là “chén quân”. Khi chia trà; người xưa không rót một lần đầy chén, chỉ rót ½ chén; hết một vòng lại tiếp tục rót lần thứ 2 đầy 2/3 chén.
Rót trà cũng đòi khỏi sự khuôn phép. Nếu rót xoay vòng các chén liên tục, không nhấc tay lên, người ta gọi đó là “Quan Công tuần thành”. Nếu rót từng chén rồi nhấc tay lên rót chén khác; người ta gọi đó là “Hàn Tín điểm binh”.
Nghệ thuật thưởng trà trong văn hoá trà Việt
Trà đạo là thức uống bậc con cháu kính dân trưởng bối, chủ nhà chiêu đãi khách quý, bề tôi dâng lên vua chúa. Vì thế, dâng trà cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ. Dâng trà đúng cách là ngón giữa đỡ đáy chén, ngón trỏ và ngón cái đỡ miệng chén. Hành động đó được gọi là “Tam long giá ngọc” (ba con rồng đỡ viên ngọc). Người rót trà và người uống đều phải cung kính cúi đầu chào nhau.
Trước khi thưởng thức, chén trà phải được nâng sang tay trái rồi sang phải; bước này gọi là “du sơn lãm thủy” (du lãm sông núi). Sau đó, đặt chén trà trong lòng bàn tay, nâng lên mũi cảm nhận hương trà phảng phất và dùng tay che chén trà rồi nhấp 1 ngụm nhỏ. Từ từ nhâm nhi để cảm nhận chút đắng, chút chát và sau đó là vị ngọt thanh nơi cổ họng. Nhấm xong ngụm trà, hương thơm đọng lại khiến người say mê.
Thưởng trà bằng tất cả các giác quan, mắt nhìn, mũi ngửi, tai nghe, lưỡi nếm, tay cầm. Một chén trà ngon là tổng hòa của “pha – rót – thưởng”. Dụng tâm pha trà, dụng tâm cảm trà giúp bạn cảm nhận được hương vị trà tuyệt hảo là triết lý của nghệ thuật trà đạo. Cuộc sống cũng như thế, dụng tâm làm việc sẽ giúp bạn nhận được giá trị xứng đáng.
Nguồn: honglam.vn