Mục lục
Văn hoá trà chiều ở Anh
Người Anh rất yêu trà và có cả văn hóa “trà chiều”, nét độc đáo trong văn hoá thưởng trà Earl Grey đã pha trộn của trà đen với dầu cam bergamot trong thập niên 1830. Bữa ăn nhẹ thứ hai, một bữa ăn nhẹ thường được phục vụ vào khoảng 4 giờ chiều đến 7 giờ tối. Khoảng năm 1841, nữ công tước Bedford phát triển rộng văn hóa uống trà trong giới quý tộc, sau đó đến tầng lớp bình dân. Và đến ngày nay, nó đã trở thành thói quen không thể thiếu mỗi ngày của người Anh.
Văn hoá thưởng trà Ấn Độ
Trà Ấn Độ nổi tiếng cả về sắc và hương. Trà đen được pha loãng với sữa, đường, mật ong, hoặc jaggery và thêm quế, gừng, hoa hồi, thì là, hạt tiêu, hạt nhục đậu khấu và đinh hương. Khi bạn đun trà ở nhà có thể thêm một lát gừng tươi: sự tươi mát của nó mang lại cho trà thêm sắc thái và nâng cao sự ấm áp và sự đậm đà.
Văn hoá thưởng trà Trung Quốc
Trà là được bán rất nhiều ở Trung Quốc. Bạn có thể mua một tách trà hàng ngày chỉ với vài xu. Nhưng nếu muốn uống trà theo kiểu sang chảnh có thể đến Đại Hồng Bào thuần chủng. Một kg trà được bán với giá 37,5 tỷ đồng và được coi là một trong đồ uống hảo hạng nhất trên thế giới.
Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất chè lớn nhất thế giới. Các vùng khác nhau sản xuất trà đen, olong, vàng, trắng, xanh lá cây. Trà được uống suốt cả ngày chứ không chỉ riêng sau bữa ăn.
Văn hoá trà đạo Nhật Bản
Trà đạo Nhật Bản nổi tiếng thế giới với lễ nghi cầu kỳ. Buổi lễ trà ban đầu là sự yêu thích, sau đó là sự trải nghiệm thẩm mỹ hoàn hảo. Hơn nữa, nó chứa đựng nhiều thứ quý giá hơn: một khoảnh khắc, khi mọi thứ chậm lại và điều duy nhất để tập trung vào là vị đắng của trà xanh trên đầu lưỡi của bạn.
Văn hoá thưởng trà Việt Nam
Trà ở nước ta không bị mắc ở công phu pha rót như trà Trung Quốc (sắc tướng) và không bị mắc ở nghi lễ cầu kỳ như trà Nhật Bản (hình tướng) mà trà nước ta thể hiện nét văn hóa của riêng của con người. .
Trà lễ
Được sử dụng trong các ngày lễ quan trọng như cưới hỏi, đi chùa, việc gia đình quan trọng khác. Tất cả đều dùng trà chúng ta ít khi để ý nhưng thực sự nó rất ý nghĩa vì ai ai cũng làm vì cho đó là điều hiển nhiên.
Trà văn hóa doanh nghiệp
Được dùng tiếp bạn bè, đối tác, khách hàng đó Đó là sự lễ nghĩa trong các ngày trọng đại như cưới hỏi, ngày lễ tết hoặc tiếp các vị khách quý, những người bạn thân giao trong cuộc sống.
Trà hàng ngày
Đó là trà chúng ta sử dụng hàng ngày tại nhà, tại văn phòng, tại công trường, nông trường … tất cả đều được sử dụng rất quen thuộc và hữu ích.
Khi uống trà sẽ được nhắc nhở những điều lành thiện tốt đẹp thể hiện các vần thơ
Dùng trà để thanh tịnh thân tâm
Dùng trà để hành lễ Tri Ân
Dùng trà để minh tâm kiến tính
Dùng trà để tu luyện tinh thần.
Khi dùng trà thì chúng ta cũng nhắc nhau hiểu về lễ, pháp
Hành lễ để khai pháp
Minh tâm để thưởng trà
Nhất niệm để kiến đạo
Tương ứng để giao hòa
Văn hoá thưởng trà của người Thái
Trong khi nhiều nơi uống trà nóng thì ở Thái Lan người ta đã quen với cách thưởng thức trà lạnh với đá. Bất kỳ ly trà nào của người Thái cũng được bỏ thêm đá vào. Trà đá ở Thái Lan được gọi là cha-yen. Thức uống độc đáo này được pha bằng trà Tích Lan có nguồn gốc ở Ấn Độ. Sau đó cho thêm sữa đặc cùng với đường, rồi khuấy đều. Thế là bạn đã có 1 ly trà sảng khoái tỉnh táo cho cả ngày. Ở nhiều nơi, người ta còn dùng thức uống này để tạo thêm bọt bong bóng và gọi là trà bong bóng Thái Lan.
Văn hoá thưởng trà ở Thổ Nhĩ Kỳ
Trà ở đây cũng đa dạng như trà đen, trà táo, trà chanh, trà lựu… Và trà táo là món được yêu thích nhất của người bản địa; vì nó được làm từ táo tự nhiên nên dễ uống; phù hợp với mọi khẩu vị, mọi lứa tuổi. Du khách đến đây cũng thường mua trà táo về làm quà vì nó mang đậm phong vị của người Thổ Nhĩ Kỳ. Một vài nơi còn pha trà với thảo dược để có hương vị ấn tượng, không đơn điệu và cũng làm đa dạng vị cho người thưởng trà.
Cách pha trà có chút khác biệt so với những vùng khác; người Thổ luôn dùng bình trà kim loại 2 tầng để pha. Tầng trên cùng dùng để đựng trà và tầng dưới đựng nước nóng để pha trà. Ấn tượng nhất chính là thời gian để cho nước trong tầng dưới sôi lên là từ 30 phút. Nên nói những người uống trà thuộc tuýp người kiên nhẫn thưởng trà. Sau khi nước ở tầng 2 sôi lên thì người pha trà sẽ rót vào tầng trên có chứa lá trà và chờ đến khi lá trà chìm hẳn xuống đáy là có thể dùng.
Trong lúc thưởng trà, nước ở tầng 2 sẽ liên tục được châm thêm vào bình và đặt trên bếp lửa để tiếp tục pha trà và trò chuyện. Đến khi trà cạn thì lại pha thêm. Ấm trà khác biệt như thế nên chén trà cũng độc đáo không kém; nó có hình dạng như một bông hoa tulip rất đẹp.
Văn hoá thưởng trà của Mỹ
Trà ngọt là thức uống yêu thích của người nước Bắc Mỹ; trong đó có nước Mỹ, đặc biệt là ở miền Bắc. Trà ngọt là hỗn hợp giữa đường với nước nóng có nhúng một túi trà đen. Khuấy đều khi nước vẫn còn nóng. Đôi khi, người Mỹ còn thêm syrup và bột soda. Khi trời nóng bức, người Mỹ còn bỏ thêm đá.
Nguồn: suckhoedoisong.vn