Từ xưa đến nay rượu đã là thức uống không thể thiếu trong những buổi sum họp. Thứ giúp bạn chia sẻ niềm vui, nỗi buồn hay đơn giản là để uống. Nói về rượu ngon thì nhiều vô kể. Và một trong số đó là văn hoá rượu Trung Hoa.
Ở đất nước Trung Quốc, bạn có thể nhìn thấy rượu bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Từ xưa đến nay, trong lĩnh vực kinh tế, chính trị hay văn học nghệ thuật; khi bàn về quân sự, y học hay bất cứ lĩnh vực nào; chúng ta đều dễ dàng nhận thấy sự hiện hữu của rượu. Trong mắt người Trung, rượu không phải là lương thực chính. Nhưng văn hóa rượu lại là một loại hình văn hóa độc đáo có ảnh hưởng đến đời sống của người Trung Quốc. Hãy cùng spk tìm hiểu về nền văn hoá này nhé !
Mục lục
Lịch sử hình thành và phát triển của văn hoá rượu Trung Hoa
Rượu ở mảnh đất này có một bề dày lịch sử mà có thể sánh ngang với lịch sử dựng nước của Trung Quốc. Cùng với ngần ấy thời gian, rượu đã dần đi vào trong đời sống. Nó là những câu chuyện lịch sử của người dân Trung Hoa. Vào thời xa xưa, rượu là một yếu tố không thể thiếu trong những buổi yến tiệc của vua quan và hoàng đế. Hay trong những cuộc chiến sinh tử, rượu là thức uống mà các tướng soái dùng để mời các binh lính của mình trước khi ra trận như là một sự tôn trọng và đại diện cho lòng trung thành. Văn hoá rượu đã có tác dụng nâng cao sĩ khí cho quân lính, làm cho những kẻ hèn nhát trở nên dũng cảm hơn nâng cao tinh thần chiến đấu.
Nếu các bạn là một fan hâm mộ những bộ phim cổ trang của nơi này, chắc sẽ nhận ra những tình tiết rất quen thuộc: những nhân vật trong phim kết tình huynh đệ thường gắn liền với hình ảnh những chén rượu trắng được uống chung với giọt máu đào, thể hiện tình huynh đề keo sơn, một lòng. Mà điển nổi tiếng nhất là hình ảnh kết giao giữa Quan Vân Trường, Lưu Bị và Trương Phi trong tác phẩm kinh điển ” Tam quốc diễn nghĩa” của nơi đây. Rượu đã là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống và đã đi sâu vào sử sách của người dân tại mảnh đất này.
Nguồn gốc của rượu theo truyền thống Trung Hoa
Rượu được xem là một loại thức uống truyền thống của người dân Trung Hoa. Theo tương truyền, nguồn gốc của rượu xuất phát từ các loại thức uống lên men có cồn của người dân Trung Hoa. Cũng giống như Việt Nam, phần lớn các loại rượu của họ đều được chế biến từ những loại ngũ cốc, mà tiêu biểu nhất là gạo.
Phân loại rượu của người Trung Quốc
Người ta phân rượu thành hai loại chính là hoàng tửu và mễ tửu. Hoàng tửu được lên men và ủ trực tiếp từ ngũ cốc như gạo hoặc lúa mì và trải qua thời gian dài nấu mới thành phẩm. Thông thường, hoàng tửu chỉ có nồng độ dưới 20 độ. Loại rượu này được xem là rượu nhẹ, chúng được khử trùng và đóng chai đem bán trên thị trường. Hoàng tửu cũng được sử dụng làm nguyên liệu để chưng cất thành mễ tửu ( rượu gạo trắng), thêm vào đó những phụ gia cần thiết. Mễ tửu có nồng độ cao, thông thường sẽ lớn hơn 30 độ và khi uống vào sẽ có cảm giác cay và nóng đốt trong cổ.
Văn hoá rượu trong thi ca
Nói đến một lĩnh vực khác, thơ ca. Rượu cũng mang lại những tác động lớn cho các thi sĩ của vùng này trong thời kì xa xưa, từ trong men rượu mà các danh nhân ấy đã cho ra đời những tác phẩm văn học nổi tiếng và vô cùng quí báu cho thế hệ mai sau. Hai nhà thơ nổi tiếng nhất, phải kể đến là Lý Bạch và Đỗ Phủ.
Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, rượu cũng không hề mất đi tầm quan trọng của mình. Người Trung Quốc cũng thường sử dụng rượu trong những ngày đặc biệt, những buổi tiệc như chúc mừng hỷ sự của những cặp đôi mới cưới hay cúng kiến ông bà. Người nơi này cũng cho rằng, uống rượu đều đặn với liều lượng nhất định sẽ giúp sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều, sẽ gây tổn hại đến sức khỏe. Ngoài ra, rượu được sử dụng trong những thuốc chữa bệnh cổ truyền.
Văn hoá rượu tồn tại trong cuộc sống hàng ngày
Mặc dù cuộc sống hiện đại ngày nay, sự du nhập văn hóa từ các quốc gia khác là rất lớn. Thế nhưng Trung Quốc vẫn luôn giữ vững những nét văn hóa đặc sắc của mình. Trong tất cả các dịp lễ hiện nay, người dân Trung Quốc vẫn sử dụng rượu trong các bữa tiệc. Dù là Tết Nguyên đán, ngày Tết Trùng dương; ngày thôi nôi, đầy tháng của trẻ; cưới hỏi; thi đậu, thăng quan tiến chức; mừng thọ, sinh nhật; chia tay đưa tiễn,…
Tại khu vực phía Nam Trung Quốc, khi gia đình sinh được bé gái. Cha mẹ bé sẽ nấu rượu để co vào bình và hạ thổ. Bình rượu được hạ thỏ cho đến khi cô gái đi lấy chồng. Lúc này bình rượu được đào lên làm quà mừng cưới cho cô dâu. Người Trung Quốc tin rằng, nếu uống rượu đủ và đều sẽ rất tốt cho sức khỏe. Rượu khi ngâm cùng thuốc sẽ chữa được một số bệnh cổ truyền dân gian nữa.
Thưởng rượu trong văn hoá rượu của Trung Quốc
Cách uống rượu của người Trung Quốc cũng khác đặc biệt. Khi rót rượu, chủ nhà sẽ rót tràn ly để thể hiện lòng hiếu khách và tôn trọng khách. Khi uống sẽ mời theo địa vị từ cao xuống thấp. Người nào địa vị thấp hơn sẽ hạ ly thấp hơn người địa vị cao. Câu chúc cửa miệng khi mời rượu nhau sẽ là ““Chúc ngài phúc như Đông hải, thọ tỷ Nam sơn”, hay “tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu – uống rượu gặp tri kỷ, ngàn ly cũng là ít”….
Khi uống rượu sẽ nhấp 1 hơi cạn ly, nếu như không thể cạn được ly thì sẽ nhờ người khác giúp mình uống cạn. Đây là hành động giữ thể diện. Tửu lượng không tốt sẽ phải báo trước để mọi người lượng thứ. Vì nếu như đến lượt uống mà không uống thì đây sẽ là hành động thiếu tôn trọng người mời. Có thể nói rằng cách uống rượu này đã trở thành 1 quy luật mà bất kì người Trung Quốc nào cũng biết đến và vận sụng. Đây là cách thể hiện văn hóa Trung Hoa bao đời nay.
Không biết từ bao giờ mà rượu lại là nét văn hóa đặc trưng, giữ vị trí quan trọng trong bản sắc người Trung Hoa. Đây như mọt nét đẹp tinh thần được gìn giữ bao đời nay.
Nguồn: trungquocsensetravel.com