Bạn đã nghe qua sự tích bánh ít lá gai – đặc sản đất võ Bình Định?

Bánh ít lá gai ngon không tưởng
7 phút, 2 giây để đọc.

Khi nhắc đến miền đất của những môn võ gia truyền thì không thể nhắc đến tên vùng đất Bình Định. Nơi ra đời của môn võ Tây Sơn BÌnh Định. Ngoài là nơi được mệnh danh là vùng “đất võ”, Bình Định còn được biết đến với món “bánh ít lá gai” đặc sản ăn là ghiền. Mỗi năm vào dịp tết đến xuân về hay vào những ngày giỗ cúng gia tiên, người dân Bình Định thường cùng nhau làm loại bánh này để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Nếu như bạn có dịp nào đó được ăn giỗ tại Bình Định, thì ắt hẳn sẽ gói gém được một giỏ bánh ít lá gai mang về làm quà biếu.

Bánh ít lá gai Bình Định nổi tiếng như vậy, là nhờ vào hương vị thơm ngon, hấp dẫn trong từ thớ bánh cùng với hình dáng màu sắc đen óng bên ngoài. Bánh có thể để được 5 – 6 ngày sau mà hương vị bánh vẫn giữ được nguyên vẹn. Để làm nên một chiếc bánh lá gai đúng chuẩn Bình Định, người dân nơi đây phải trải qua những công đoạn công phu, tỉ mỉ từ nhân cho đến vỏ bánh. Đây là cả một nghệ thuật!

Sự tích về câu chuyện bánh ít lá gai

Người xưa truyền đời câu chuyện huyền thoại về tên bánh ít lá gai. Chuyện kể rằng: Ngày xưa có một người đàn ông thường bán ở chợ loại bánh bằng bột nếp, gói trong lá chuối. Nhưng bánh không có tên là bánh gì. Thường các bà, các cô, ai cũng nói với ông: bán cho tôi mấy cái về cho con. Một hôm chỉ duy nhất có một người phụ nữ nói: bán cho tôi một ít bánh về cho mẹ chồng tôi ăn thử. Ông bán bánh ồ lên một tiếng: bánh đã có tên rồi- bánh ít.

Theo ông bán bánh, bởi vì lâu nay người mua chỉ nói mua về cho con, không ai nói mua về cho mẹ. Nay có duy nhất một người nói mua về cho mẹ chồng, ít có người hiếu thảo với mẹ chồng như vậy. Nên tôi đặt tên là bánh ít, hay bánh hiếu thảo. Không biết câu chuyện hư thật ra sao, nhưng cũng nói lên ý nghĩa sâu sắc của chiếc bánh. Mấy khi người ta làm bánh ít để ăn, làm bánh ít thường để cúng giỗ ông bà, cho con gái hồi dâu, làm quà cho người thân,…Vậy đủ biết bánh ít là bánh của người trọng tình nghĩa, của người Bình Định.

Nguồn gốc bánh ít lá gai Bình Định

Khác với những vùng miền khác, bánh ít lá gai Bình Định được những người thợ làm một cách thủ công. Từ khâu hái lá gai, sơ chế đến làm bột nếp…. Khâu nào cũng cần đến những người thợ khỏe mạnh để quết. Một kiểu giã nhưng không hề dễ dàng vì nếp rất dẻo và khó giã. Chiếc bánh nhỏ xinh được làm từ các nguyên liệu khác nhau. Như lá gai, gạo nếp, đậu xanh, dừa sợi bào, đường và lá chuối… Và điều đặc biệt gọi là Ít Gai bởi bột của bánh được làm từ lá gai. Một loại lá truyền thống mang hương vị rất đặc trưng khi được nấu chín có tác dụng mát và tốt cho sức khỏe.

Bánh ít lá gai - đặc sản quê hương Bình Định

Hướng dẫn làm bánh ít lá gai chuẩn vị đất võ Bình Định

Chuẩn bị lá và nhân bánh

Lá gai sau khi chọn lấy lá non cũng phải tước bỏ cọng và phần sống lá, chỉ lấy phần lá mềm. Rửa sạch, luộc chín xong cho vào cối giã đến nhuyễn mới thôi. Và sẽ lấy phần bột nhão màu xanh đậm. Nếp phải chọn loại dẻo, mới và có mùi thơm, không lẫn gạo tẻ, đem ngâm vài tiếng đồng hồ. Sau đó đem xay nhuyễn, ép bỏ phần nước sẽ được khối bột dẻo. Tất cả bột nếp, bột lá gai và đường trộn đều nhào nhiều lần cho quyện vào nhau và đem đi quết. Phần nhân bánh thì có thể làm bằng đậu xanh, dừa hoặc cả dừa với đậu xanh trộn chung.

Tất cả công đoạn làm nên chiếc bánh ít lá gai thật công phu

Nhằm đáp ứng thị hiếu của đồng đảo người tiêu dùng. Dừa chọn quả vừa ăn, không quá già cũng chẳng quá non bào lấy sợi. Sên với đường cùng 1 ít gừng cho thơm. Đậu xanh chọn loại nếp ngon đem hấp chín, giã nhuyễn và cũng sên với đường cùng chút gừng.

Lá chuối rửa sạch hơ qua lửa cho mềm để khi gói bánh, lá chuối không bị dập hay gãy. Lá chuối cuốn hình phễu, thoa lên một ít dầu để bột bánh không dính vào lá khi hấp. Cho nhân vo tròn vào bột bánh đã chế biến và xoay. Nặn sao cho bánh đều, ôm trọn nhân bên trong rồi gói bằng lá chuối cắt sẵn, hình tựa quả núi. Công đoạn tiếp theo là hấp bánh. Chỉ khoảng 20 phút là những chiếc bánh ra lò với vị thơm, dẻo rất đặc trưng của Bánh ít lá gai Bình Định.

Công đoạn nấu bánh

Với những mẻ được làm thủ công thì khâu quết là khâu khá quan trọng. Nó chính là điểm khác biệt bởi thời công nghệ hiện đại. Cũng có những nơi sử dụng máy để quết vì thế đã tạo nên sự khác biệt. Chỉ những người sành ăn mới cảm nhận được điều đó. Bánh được làm thủ công và được quết bởi những người thợ nhiều kinh nghiệm và đủ sức khỏe. Cho công đoạn này bao giờ cũng dẻo, mịn và ngon hơn những chiếc bánh khác.

Địa chỉ bán đặc sản bánh ít lá gai ngon nhất xứ Bình Định

Hiện nay, có nhiều địa phương có thức bánh này. Nhưng với Bình Định, người dân đất Võ luôn tự hào. Vì bánh ở đây đã từng trở thành món ăn dân giã, truyền thống nhưng vô cùng đặc biệt. Và càng đặc biệt hơn với du khách trên mọi miền đất nước khi đến với Bình Định. Bất kỳ ai đến Bình Định cũng cố mua cho được một túi về làm quà. Với giá cả vô cùng yêu thương chỉ từ 3000- 5000 hoặc 6000 đồng/chiếc bánh tùy thương hiệu. Vì vậy món bánh truyền thống của Bình Định này đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Bánh ít lá gai - thứ bánh dân dã mà ngon ngọt, đậm đà, quyến rũ

Đến với Bình Định, đến với thành phố Qui Nhơn xinh đẹp và hiếu khách. Bất kỳ ai cũng có thể ghé cửa hàng Bánh Thanh Liêm tại 128 Chương Dương. Hay có thể thưởng thức những hương vị thức bánh này tại cửa hàng đặc sản Bình Định số 07 Đại lộ Nguyễn Tất Thành. Hay Ki ốt 34- Vân Ý ở chợ Sân bay Qui Nhơn (đối diện số nhà 49 Tôn Đức Thắng Qui Nhơn). Không chỉ chất lượng tốt, hương vị thơm ngon. Mà hình thức những chiếc bánh gói giấy cũng vô cùng bắt mắt.

Không chỉ người Bình Định mới chuộng bánh ít lá gai. Khách lạ đến Bình Định chỉ một lần nếm loại bánh này sẽ thấy nhớ hương vị đặc biệt của nó. Bánh ít lá gai – thứ bánh dân dã mà ngon ngọt, đậm đà, quyến rũ. Mỗi khi nhớ về xứ dừa Bình Định, người xa quê lại nao nao nhớ về vị thơm ngọt của bánh ít lá gai.

Nguồn: binhdinhfoody.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩm thực gia đình

Cách nhận biết bún sạch

Làm thế nào để nhận biết được bún sạch hay không?

Tình trạng bún bị nhiễm các loại hóa chất độc hại khiếm bạn cảm thấy lo lắng khi có ý …
Xem Chi Tiết
Nội tạng động vật

Tuyệt chiêu chọn lựa nội tạng động vật còn tươi mới

Nội tạng động vật là những nguyên liệu rất tốt để chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng. Tuy …
Xem Chi Tiết
Sầu riêng

Bật mí cho bạn bí quyết chọn sầu riêng mà không bị sượng

Trái cây là loại mà chắc hẳn sẽ có nhiều người rất yêu thích, thì trong các loại trái cây …
Xem Chi Tiết
Mẹo mua thớt

Hướng dẫn một số mẹo vặt mua thớt phù hợp với túi tiền

Trong bộ dụng cụ nấu ăn của chị em nội chợ chắc hẳn không có ai là không có riêng …
Xem Chi Tiết
Mẹo vặt đi chợ

Bật mí bí quyết đi chợ mua thực phẩm một cách tiết kiệm

Các chị em nội trợ đi chợ như thế nào để cho tiết kiệm nhưng mà bữa ăn vẫn phong …
Xem Chi Tiết
Cách sắp xếp hợp lí

Sử dụng và sắp xếp dao kéo trong bếp hợp lí để luôn sắc như mới

Dao để sử dụng trong bếp luôn cần phải sắc bén, nhưng không phải gia đình nào cũng biết cách …
Xem Chi Tiết

Văn hóa ẩm thực

Những điều bạn sẽ không thể ngờ đến về phong cách văn hóa ẩm thực Trung Hoa

Trải qua lịch sử hơn 5000 năm thăng trầm cùng đất nước, văn hóa ẩm thực Trung Hoa ngày nay …
Xem Chi Tiết
Văn hóa ẩm thực Ý làm xiêu lòng bao người yêu ẩm thực khắp thế giới

Văn hóa ẩm thực Ý làm xiêu lòng bao người yêu ẩm thực khắp thế giới

Ý – một đất nước hình mũi giày không những được thế giới biết đến không chỉ bởi sự đi …
Xem Chi Tiết
Những điều bạn không thể ngờ tới của nền văn hóa ẩm thực Ấn Độ

Những điều bạn không thể ngờ tới của nền văn hóa ẩm thực Ấn Độ

Ấn Độ là một quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các tôn giáo. Chính vì vậy văn hóa …
Xem Chi Tiết
Những điều bạn chưa biết về văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Những điều có thể bạn chưa biết về văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Bản là nền văn hóa ẩm thực xuất xứ từ nước Nhật. Ẩm thực Nhật Bản không …
Xem Chi Tiết
Tìm hiểu về nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực đồng bào người Chăm

Tìm hiểu về nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực đồng bào người Chăm

Văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm đã được hình thành tự nhiên trong cuộc …
Xem Chi Tiết
Đâu là những nét đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực miền Bắc ?

Đâu là những nét đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực miền Bắc?

Việt Nam vốn là một mảnh đất hình chữ “S” trải dài gồm 3 miền Bắc, Trung, Nam. Vì vậy …
Xem Chi Tiết

Văn hóa đồ uống

Văn hoá thưởng trà ở Thổ Nhĩ Kỳ

Văn hoá thưởng trà – Tinh hoa văn hoá của con người

Trong suốt chiều dài lịch sử, trà đã xuất hiện từ sớm và nhanh chóng trở thành đồ uống phổ …
Xem Chi Tiết
Cà phê trong văn hoá Úc - Hơn cả một thức uống

Cà phê trong văn hoá Úc – Hơn cả một thức uống!

Úc nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú và đa dạng. Trong số các sản phẩm được tiêu thụ …
Xem Chi Tiết
Văn hoá rượu - Nét đặc sắc của văn hoá Trung Quốc

Văn hoá rượu – Nét đặc sắc của văn hoá Trung Quốc

Từ xưa đến nay rượu đã là thức uống không thể thiếu trong những buổi sum họp. Thứ giúp bạn …
Xem Chi Tiết
Văn hoá trà Việt - Nét nghệ thuật ẩn mình trong văn hoá Việt Nam

Văn hoá trà Việt – Nét nghệ thuật ẩn mình trong văn hoá Việt Nam

Như chúng ta đã biết, trà là một trong những đồ uống phổ biến nhất trên thế giới. Mỗi quốc …
Xem Chi Tiết
Văn hoá bia độc đáo của các nước trên thế giới

Văn hoá bia độc đáo của các nước trên thế giới

Bia là một loại đồ uống có cồn phổ biến và được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới …
Xem Chi Tiết
van-hoa-tra-sua-net-dot-pha-cua-van-hoa-dai-loan-van-hoa-tra-sua-net-dot-pha-cua-van-hoa-dai-loan

Văn hoá trà sữa – Nét đột phá của văn hoá Đài Loan

Đối với người Đài Loan, trà sữa không chỉ là một loại nước giải khát, mà còn là một biểu …
Xem Chi Tiết