Những món ăn nên hạn chế trong mâm cơm gia đình

Những món ăn nên hạn chế trong mâm cơm gia đình
6 phút, 24 giây để đọc.

Hầu hết các nền văn hóa đều có nghệ thuật ẩm thực. Văn hóa ẩm thực là một tập hợp cụ thể của các truyền thống, thói quen, sở thích, lựa chọn thực phẩm và phương pháp nấu món ăn. Ngành nghiên cứu về ẩm thực được gọi là khoa học ẩm thực. Nhiều nền văn hóa đa dạng hóa các loại thực phẩm thông qua các phương pháp nấu, nấu và sản xuất. Ngoài ra, việc buôn bán lương thực, thực phẩm cũng đã tạo điều kiện cho văn hóa đa dạng hóa hơn nữa các loại thực phẩm cho mọi gia đình.

Mặc dù con người về bản chất là động vật ăn tạp; nhưng các định kiến ​​tôn giáo và xã hội (chẳng hạn như tiêu chuẩn đạo đức) thường ảnh hưởng đến các loại thực phẩm mà xã hội tiêu thụ. An toàn thực phẩm cũng là một vấn đề cần được giải quyết đối với các bệnh ăn kiêng và một số bệnh liên quan đến hô hấp, tim mạch, gan, thận,… Vậy phải ăn uống như thế nào và hạn chế món ăn gì để cơ thể cân đối khỏe mạnh? Cùng tìm hiểu bài viết sau nhé!

Hạn chế thức ăn nhiều muối

Đồ ăn nhiều muối, đồ ăn nhiều đường, thịt đỏ, gạo trắng, thịt qua chế biến… đều là những món ăn quen thuộc của các gia đình; nhưng chúng tiềm ẩn nguy cơ ung thư, tiểu đường, bệnh tim, gan rất lớn. Gần đây, Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc đã công bố “Báo cáo nghiên cứu khoa học về hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc năm 2021”; trong đó chỉ ra rằng chế độ ăn uống thiếu cân bằng là yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh mãn tính.

Hạn chế thức ăn nhiều muối

Báo cáo cho thấy vấn đề tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu của người dân Trung Quốc đang phổ biến. Việc tiêu thụ đồ uống có đường cũng đang tăng lên qua từng năm. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo; các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên hạn chế 6 món được coi là món ăn dễ gây ung thư và có khả năng làm tổn thương tim, gan: Đồ nhiều muối, đồ ăn nhiều dầu, thịt đỏ, các loại ngũ cốc tinh chế, các loại thịt đã qua chế biến, đồ ăn chứa nhiều đường.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Trung Quốc; hiện nay người trưởng thành nước này đang tiêu thụ trung bình 9,4g muối/ngày. Trong khi đó, lượng muối khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ là 5g/ngày. Đáng nói, chế độ ăn thừa muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch có liên quan; đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Ăn nhiều dầu mỡ dễ tai biến

Ăn mặn sẽ làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu; nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các hệ cơ quan này như suy tim, suy thận. Nguy hiểm hơn, chế độ ăn thừa muối sẽ phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày; và tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori. Từ đó, tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Ăn nhiều dầu mỡ dễ tai biến

Để kiểm soát lượng muối ăn mỗi ngày; các gia đình nên hình thành thói quen ăn nhạt, hạn chế chấm thức phẩm. Nên nhớ rằng, trong nước mắm, xì dầu, dầu hào… cũng chứa lượng muối nhất định; vì vậy bạn cũng nên kiểm soát khi ăn.

Các hướng dẫn về chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc khuyến nghị mỗi người chỉ nên tiêu thụ 25-30g dầu ăn mỗi ngày; tuy nhiên, mức tiêu thụ dầu ăn bình quân đầu người hiện nay vẫn còn cao. Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa dầu có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm; như thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não…Thay vì chiên rán, nên sử dụng thay thế bằng các phương pháp hấp, luộc.

Dễ bị béo phì nếu ăn nhiều thịt đỏ

Theo WHO, thịt đỏ là tất cả các loại thịt cơ bắp của động vật có vú; bao gồm thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu và thịt dê. Theo tổ chức này, ăn thịt đỏ có liên quan đến bệnh ung thư đại trực tràng. Cũng có bằng chứng chỉ ra mối quan hệ của loại thực phẩm này với bệnh ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều thịt đỏ cũng có thể là nguyên nhân gây ra tiểu đường loại II và béo phì.

Dù sao đi nữa, ăn thịt đỏ vẫn đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể; vì vậy bạn không cần phải từ bỏ hoàn toàn mà chỉ nên hạn chế ăn. Các nhà nghiên cứu cho rằng; người lớn khỏe mạnh chỉ nên ăn 300 – 500g thịt đỏ mỗi tuần.

Dễ bị béo phì nếu ăn nhiều thịt đỏ

Các loại ngũ cốc tinh chế bao gồm bột mì trắng, bánh mì trắng và hoa ngô chiên giòn;… So với ngũ cốc nguyên hạt chúng chứa ít chất xơ và vitamin B hơn; đồng thời làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn; tiêu thụ quá nhiều có thể gây béo phì, tim mạch, tiểu đường…

Các hướng dẫn về chế độ ăn uống của người dân Trung Quốc khuyên bạn nên ăn 250-400 gam ngũ cốc và khoai tây mỗi ngày; trong đó ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, lúa mì, hạt kê…) và các loại đậu khác nên chiếm 50-150 gam và khoai tây chiếm 50-100 gam để sức khỏe tốt.

Ung thư nếu ăn nhiều thịt chế biến sẵn, và đồ nhiều đường

Thịt chế biến sẵn là các loại thịt đã bị biến đổi thông qua quá trình ướp muối, sấy khô, lên men, xông khói; hoặc các quá trình xử lý khác để tăng hương vị thịt hoặc để bảo quản được lâu hơn. WHO phân loại thịt chế biến sẵn vào nhóm 1; nghĩa là đã có đầy đủ bằng chứng về việc loại thực phẩm này có khả năng gây ung thư cho con người.

WHO cũng đánh giá ngoài nguy cơ ung thư; thịt chế biến sẵn có khả năng làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim, tiểu đường, hoặc các bệnh nghiêm trọng khác. Bạn có thể tiêu thụ loại thịt này, nhưng cần hạn chế. Thay vào đó, nên ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.

Ung thư nếu ăn nhiều thịt chế biến sẵn, và đồ nhiều đường

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi người lớn chỉ nên tiêu thụ 25g đường mỗi ngày. Tuy nhiên hiện nay nhiều người đang tiêu thụ vượt quá quy định mà không biết. Một vài nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên nạp 17% đến 21% lượng calo từ đường; có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn 38%.

Ngoài ra, thói quen ăn quá nhiều đường sẽ gây nhiều áp lực cho gan, dẫn đến gan bị nhiễm mỡ. Nghiên cứu cũng cho thấy; việc ăn quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, ung thư màng phổi và ung thư ruột non. Tốt nhất các gia đình nên hình thành cách ăn “nhạt”, ít đường, ít muối. Tránh mua các loại thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thường chứa lượng đường lớn.

Nguồn: Afamily.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩm thực gia đình

Cách nhận biết bún sạch

Làm thế nào để nhận biết được bún sạch hay không?

Tình trạng bún bị nhiễm các loại hóa chất độc hại khiếm bạn cảm thấy lo lắng khi có ý …
Xem Chi Tiết
Nội tạng động vật

Tuyệt chiêu chọn lựa nội tạng động vật còn tươi mới

Nội tạng động vật là những nguyên liệu rất tốt để chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng. Tuy …
Xem Chi Tiết
Sầu riêng

Bật mí cho bạn bí quyết chọn sầu riêng mà không bị sượng

Trái cây là loại mà chắc hẳn sẽ có nhiều người rất yêu thích, thì trong các loại trái cây …
Xem Chi Tiết
Mẹo mua thớt

Hướng dẫn một số mẹo vặt mua thớt phù hợp với túi tiền

Trong bộ dụng cụ nấu ăn của chị em nội chợ chắc hẳn không có ai là không có riêng …
Xem Chi Tiết
Mẹo vặt đi chợ

Bật mí bí quyết đi chợ mua thực phẩm một cách tiết kiệm

Các chị em nội trợ đi chợ như thế nào để cho tiết kiệm nhưng mà bữa ăn vẫn phong …
Xem Chi Tiết
Cách sắp xếp hợp lí

Sử dụng và sắp xếp dao kéo trong bếp hợp lí để luôn sắc như mới

Dao để sử dụng trong bếp luôn cần phải sắc bén, nhưng không phải gia đình nào cũng biết cách …
Xem Chi Tiết

Văn hóa ẩm thực

Những điều bạn sẽ không thể ngờ đến về phong cách văn hóa ẩm thực Trung Hoa

Trải qua lịch sử hơn 5000 năm thăng trầm cùng đất nước, văn hóa ẩm thực Trung Hoa ngày nay …
Xem Chi Tiết
Văn hóa ẩm thực Ý làm xiêu lòng bao người yêu ẩm thực khắp thế giới

Văn hóa ẩm thực Ý làm xiêu lòng bao người yêu ẩm thực khắp thế giới

Ý – một đất nước hình mũi giày không những được thế giới biết đến không chỉ bởi sự đi …
Xem Chi Tiết
Những điều bạn không thể ngờ tới của nền văn hóa ẩm thực Ấn Độ

Những điều bạn không thể ngờ tới của nền văn hóa ẩm thực Ấn Độ

Ấn Độ là một quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các tôn giáo. Chính vì vậy văn hóa …
Xem Chi Tiết
Những điều bạn chưa biết về văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Những điều có thể bạn chưa biết về văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Bản là nền văn hóa ẩm thực xuất xứ từ nước Nhật. Ẩm thực Nhật Bản không …
Xem Chi Tiết
Tìm hiểu về nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực đồng bào người Chăm

Tìm hiểu về nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực đồng bào người Chăm

Văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm đã được hình thành tự nhiên trong cuộc …
Xem Chi Tiết
Đâu là những nét đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực miền Bắc ?

Đâu là những nét đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực miền Bắc?

Việt Nam vốn là một mảnh đất hình chữ “S” trải dài gồm 3 miền Bắc, Trung, Nam. Vì vậy …
Xem Chi Tiết

Văn hóa đồ uống

Văn hoá thưởng trà ở Thổ Nhĩ Kỳ

Văn hoá thưởng trà – Tinh hoa văn hoá của con người

Trong suốt chiều dài lịch sử, trà đã xuất hiện từ sớm và nhanh chóng trở thành đồ uống phổ …
Xem Chi Tiết
Cà phê trong văn hoá Úc - Hơn cả một thức uống

Cà phê trong văn hoá Úc – Hơn cả một thức uống!

Úc nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú và đa dạng. Trong số các sản phẩm được tiêu thụ …
Xem Chi Tiết
Văn hoá rượu - Nét đặc sắc của văn hoá Trung Quốc

Văn hoá rượu – Nét đặc sắc của văn hoá Trung Quốc

Từ xưa đến nay rượu đã là thức uống không thể thiếu trong những buổi sum họp. Thứ giúp bạn …
Xem Chi Tiết
Văn hoá trà Việt - Nét nghệ thuật ẩn mình trong văn hoá Việt Nam

Văn hoá trà Việt – Nét nghệ thuật ẩn mình trong văn hoá Việt Nam

Như chúng ta đã biết, trà là một trong những đồ uống phổ biến nhất trên thế giới. Mỗi quốc …
Xem Chi Tiết
Văn hoá bia độc đáo của các nước trên thế giới

Văn hoá bia độc đáo của các nước trên thế giới

Bia là một loại đồ uống có cồn phổ biến và được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới …
Xem Chi Tiết
van-hoa-tra-sua-net-dot-pha-cua-van-hoa-dai-loan-van-hoa-tra-sua-net-dot-pha-cua-van-hoa-dai-loan

Văn hoá trà sữa – Nét đột phá của văn hoá Đài Loan

Đối với người Đài Loan, trà sữa không chỉ là một loại nước giải khát, mà còn là một biểu …
Xem Chi Tiết