Thưởng trà là một hoạt động xã hội tinh tế. Thời gian thưởng trà là thời gian để suy nghĩ những câu chuyện cuộc sống; tạm thoát khỏi cuộc sống phồn hoa; để thư giãn và lấy lại năng lượng. Từ xưa đến nay, mỗi quốc gia đều có văn hoá thưởng trà riêng. Trong suốt chiều dài lịch sử, trà đã xuất hiện từ rất lâu và nhanh chóng trở thành đồ uống phổ biến nhất trên thế giới. Xét theo khía cạnh lịch sử trà có nguồn gốc từ châu Á và được gọi là văn hoá trà hoa. Văn hoá trà hoa đã được hình thành và phát triển từ lâu đời; trở thành một thói quen sang trọng và tao nhã. Hãy cùng spk khám phá những nét đặc sắc trong văn hoá trà hoa này nhé !
Mục lục
Nét đẹp trong văn hoá trà hoa của người Việt
Trà trong văn hóa của Việt Nam là một thức uống phổ biến góp mặt ở mọi nơi. Người Việt Nam uống trà ở nhà, ở hàng quán, họ dùng trà đãi khách, dọn tiệc, bày lễ,… Khác với những quốc qia có nghệ thuật trà đạo phát triển, cách pha chế và thưởng thức trà ở Việt Nam rất đơn giản và dân dã.
Không thể nói chính xác người Việt Nam bắt đầu uống trà hoa từ bao giờ, và chắc chắn trà hoa được sử dụng rộng rãi sau trà xanh truyền thống rất lâu. Tuy nhiên đến nay, có thể nói rằng độ phổ biến của trà hoa không thua kém bất kỳ loại trà nào.
Những loại hoa được dùng làm trà hoa ở Việt Nam cũng vô cùng mộc mạc và dễ tìm bởi phần lớn người Việt Nam chuộng hương vị và công dụng của trà hơn là hình thức của chúng. Trà hoa được phục vụ ở những hiệu trà lớn nhỏ, hoặc thậm chí ở các quán ăn vì công dụng đối với hệ tiêu hóa.
Loại trà hoa phổ biến ở Việt Nam có thể kể đến trà hoa hồng, trà hoa nhài, trà hoa cúc, trà hoa đồng tiền, trà hoa sen,… bởi những đặc tính và công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của chúng.
Trung Quốc, cái nôi của văn hoá trà hoa
Trung Quốc là quốc gia có lịch sử dùng trà lâu đời. Nơi đây cũng là cái nôi của trà hoa và nghệ thuật chế biến trà hoa. Khác với cách pha chế trà hoa khô và tươi đơn giản ở Việt Nam, trà hoa Trung Quốc được chế biến cầu kì từ khâu chọn lựa, phơi khô, đến trình bày.
Từ thế kỉ thứ 10, trà hoa được chế biến và sử dụng trong cung đình Trung Hoa bởi tính thẩm mỹ của chúng. Có lẽ chính vì thế mà quy trình làm nên những bông hoa khô rất tỉ mỉ và tinh tế. Hoa được chọn lọc kĩ lưỡng và buộc phần đài với những chiếc lá khô xung quanh. Khi ngâm nước, những bông hoa khô sẽ bung nở tựa như hoa tươi và tỏa mùi thơm ngát.
Người Trung Quốc thích bày biện trà hoa trong ly, tách trong suốt để thưởng thức được vẻ đẹp loại trà này. Họ cũng có thói quen gạt hương trà bằng nắp ly để ngửi mùi thơm trước khi nhấm nháp vị thanh mát của những ly trà hoa thượng hạng.
Hoa được chọn làm trà hoa ở Trung Quốc cũng rất đạ dạng. Những loại trà hoa phổ biến ở đất nước này có thể kể đến như trà hoa cúc, hoa thược dược, cẩm chướng, hoa hồng, hoa dâm bụt, hoa lạc tiên, hoa đậu biếc, mẫu đơn,…
Văn hoá trà hoa, nghệ thuật độc đáo của người Nhật
Nhật Bản là quốc gia có nhiều nét đẹp văn hóa lâu đời, một trong số đó là nghệ thuật trà đạo. Trà đạo ở Nhật Bản chứa nhiều ý nghĩa và giá trị tinh thần cũng như yêu cầu nhiều chuẩn mực và cung cách nhất định.
Người Nhật vốn là một dân tộc sáng tạo, nên việc dùng hoa để pha trà thực chất không quá xa lạ so với trà đạo chính tông. Tuy nhiên ở đất nước mặt trời mọc, loại trà hoa phổ biến nhất vẫn là trà hoa anh đào. Hoa anh đào là biểu tượng đặc trưng của Nhật Bản, nên việc loài hoa này góp mặt trong ẩm thực, thậm chí là nghệ thuật pha chế, thưởng thức trà hoàn toàn không còn xa lạ.
Cứ mỗi mùa xuân về, người Nhật là muối hoa anh đào để làm trà. Loài hoa này có khả năng thúc đẩy quá trình sản xuất collagen và elastin, rất tốt trong việc cải thiện độ đàn hồi và chăm sóc da.
Bên cạnh trà xanh lá truyền thống, trà hoa đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á. Văn hoá trà hoa đã đóng góp một phần vào sự phát triển của văn hóa uống trà nơi đây. Trà hoa với nhiều chủng loại; công dụng cùng cách pha chế đơn giản, đẹp mắt. Đây chắc chắn sẽ là thức uống tuyệt vời mà bạn không thể chối từ.
Ngoài văn hoá trà hoa, văn hoá trà đạo cũng là nét đẹp của châu Á
Văn hoá trà đạo truyền thống ở Hàn Quốc
Là một quốc gia mang nhiều văn hóa Phương Đông. Người dân Hàn Quốc xem trà như một thức uống thiêng liêng khi chủ yếu được sử dụng trong những nghi lễ trang trọng, thờ cúng ông bà, tổ tiên, đất trời. Họ không có những yêu cầu nghiêm ngặt trong hình thức pha, uống trà; đối với họ việc thưởng trà như một hành động thư giãn và tưởng nhớ người thân.
Bộ trà cụ của đất nước kim chi cần phải có đủ một khay đựng trà, 3-5 tách uống và một tách làm nguội. Nhưng tùy theo mùa; mà du khách khi đến du lịch Hàn Quốc sẽ được thưởng thức những bộ trà cụ khác nhau. Nếu vào mùa thu và đông, thời tiết lạnh hơn nên bạn cần một bát trà giữ nhiệt; đảm bảo độ nóng của trà khi pha sẽ đầy đủ hương vị. Kiểu bát đó được gọi là Irabo. Còn khi vào mùa hè, bộ trà cụ sẽ gồm một bát trà có thiết kế miệng rộng để trà mau nguội. Mang lại sự phù hợp với không khi nóng bức ngoài trời, dạng bát này có tên là Katade.
Tuy hình thức pha trà không cầu kỳ như ở Nhật Bản; nhưng người nghệ nhân trà ở đây chú trọng nhiều vào chất lượng nước pha. Thông thường họ sẽ sử dụng nước vào mùa xuân. Với hàm ý của sự tinh khiết và mang lại những tách trà hảo hạng nhất. Cân bằng giữa nước và trà cũng được lưu ý. Khi càng nhiều trà thì thời gian pha sẽ càng ngắn, để lưu giữ và chắt lọc được vị đậm đà của lá trà.
Văn hoá trà đạo đầy công phu của Đài loan
Văn hóa Đài Loan mang trong mình nhiều sự ảnh hưởng từ Trung Hoa. Truyền thống pha trà và uống trà cũng tác động không ít đến phong tục và tập quán nơi đây. Và dần dần trở thành một điều nổi tiếng cho đảo quốc xinh đẹp này. Khi nhắc đến du lịch Đài Loan ai cũng sẽ liên tưởng đến những lá trà thơm ngát được gói về làm quà cho bạn bè, người thân. Thế nhưng, tùy thuộc vào quá trình sơ chế và cả một nghệ thuật pha trà; mà hương vị của từng loại trà cũng sẽ khác nhau và có một nét riêng đặc sắc.
Thông thường thực khách chỉ cần đổ nước sôi vào ấm pha và đợi. Nhưng nghệ thuật trà đạo công phu ở Đài Loan được xem là cả một nghi lễ trang trọng. Nó là một quy trình chắt lọc từ khâu lựa chọn lá trà đến ấm trà và tách thử trà. Từng lá trà hảo hạng được thu hoạch kĩ càng; mang trong mình tinh hoa từ đất khi hạ thổ. Chúng được lưu giữ hương thơm riêng biệt từ các ấm trà bằng gốm, sứ. Sau khi rót nước vào ấm, ngâm trà trong vài phút. Rồi tách riêng nước trà và trà ra một chén riêng để thưởng thức được trọn hương vị của trà. Trước khi uống, bạn nên hít một hơi thật sâu để cảm nhận hết được vị thanh đậm của trà Đài Loan.
Nguồn: luclam.vn