Mẹo nấu nước lẩu ngon trọn vị, cả nhà ai cũng mê

Mẹo nấu nước lẩu ngon trọn vị, cả nhà ai cũng mê
6 phút, 31 giây để đọc.

Nếu hương liệu dùng để quyết định món nướng ngon, thì món lẩu chỉ trọn vẹn hương vị, hấp dẫn khi có bí quyết và phương pháp nấu nước lẩu ngon. Ngày nay, lẩu rất phổ biến ở Việt Nam. Không chỉ đến các quán ăn, nhà hàng Việt hay gọi món lẩu mà hầu hết các gia đình đều thích quây quần bên nồi lẩu mỗi khi cùng nhau ăn tối hay ở nhà. Một nồi lẩu ngon bao gồm nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất vẫn là nước dùng. Nguyên liệu để nấu lẩu rất tươi và ngon như gà, hải sản, sườn, sả … Nhưng muốn nước lẩu có mùi vị hấp dẫn thì bạn phải có cách nấu nước lẩu ngon. Hãy cùng SPK chuẩn bị trổ tài trổ tài nấu nướng mỗi dịp nấu lẩu cho gia đình và bạn bè thưởng thức nhé!

Lưu ý về hương vị của các loại nước lẩu

Lưu ý về hương vị của các loại nước lẩu

Để nước lẩu ngon và bắt vị thì việc lưu ý về cách kết hợp giữa các hương vị lẩu với nhau rất quan trọng.

  • Đối với lẩu cá và lẩu hải sản: sử dụng nước me hoặc gói lẩu thái, nấu kèm với thơm, cà chua, rau muống, cải và các loại nấm với mục đích tạo nên các vị chua, ngọt và cay để át đi mùi tanh vốn có của hải sản, khi ăn sẽ cảm thấy thanh hơn.
  • Đối với lẩu gà: nên thiên về vị cay hoặc ăn kèm với rau ngải cứu, vừa giúp giải cảm lại vừa giúp khử đi mùi hôi đặc trưng của thịt gà.
  • Đối với các loại khác như lẩu bò, lẩu xương heo hay xương gà: trước khi chế biến, để khử mùi hôi của bò và xương heo, bạn nên chần sơ chúng qua hành tím, sả, gừng nướng và các hương liệu tạo mùi thơm đặc trưng như hoa hồi, thảo quả, đinh hương,… Những nguyên liệu này ngoài công dụng khử mùi, tăng hương thơm thì còn giúp cho thực khách cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Lựa chọn nguyên liệu, gia vị làm nước dùng

Lựa chọn nguyên liệu, gia vị làm nước dùng

Cách làm nước lẩu ngon đầu tiên cần phải chọn được nguyên liệu thật tươi, sống sau đó áp dụng các kỹ thuật chế biến phù hợp. Bên cạnh đó, với mỗi loại nước lẩu luôn cần những gia vị đặc trưng. Vậy nên tùy từng loại nguyên liệu mà bạn phải có gia vị phù hợp kèm theo.

Với nước lẩu gà và heo

Với nước lẩu gà và heo, bạn không nên sử dụng xương đầu để nấu vì sẽ gây mùi hôi. Nên chọn xương hom và xương đuôi sẽ giúp nồi nước lẩu vừa ngọt vừa thơm. Đặc biệt, hai món lẩu này, chỉ nên dùng xương heo và xương gà nguyên chất mà không cho nên cho thêm các gia vị chua hay ngọt khác, làm mất đi vị ngọt tự nhiên của nước lẩu. Riêng với lẩu gà, bạn nướng hành khô và gừng rồi đập dập bỏ vào, nêm nếm gia vị, hạt nêm cho vừa miệng, thêm 1

– 2 cây sả, dứa, cà chua. Khi chế vào nồi lẩu thì bỏ thêm gói thuốc bắc và nấm hương ngâm nở, sa tế, ăn kèm rau ngải cứu, rau muống, cải thảo.

Các món lẩu có nguyên liệu từ gia súc

Bên cạnh đó, các món lẩu có nguyên liệu từ gia súc cần có thêm gừng, hành tím nướng, riềng, sả. Nước dùng bò sẽ không thể thiếu các gia vị như: quế chi, thảo quả, hoa hồi, gừng, hành khô. Hành và gừng nướng chín nhưng không được cháy vỏ. Lớp vỏ đỏ của hành khô có tác dụng làm nước dùng trong, màu đẹp hơn. Ngoài ra, hoa hồi bạn bẻ thành từng cánh, quế bẻ nhỏ, thảo quả lấy hạt vàng khô thơm. Sau đó dùng khăn chà xát cho sạch, giã nhỏ rồi gói bằng vải sạch, cho vào nồi nước dùng. Trên nồi nước dùng bò thường có lớp mỡ để giữ nhiệt và giữ được mùi các tinh dầu thơm.

Với nước lẩu thập cẩm, bạn không cần cho thuốc bắc vào, ăn kèm rau muống, các loại rau cải và nấm tươi.

Nước lẩu hải sản

Nước lẩu hải sản

Nước lẩu hải sản cần có dứa, gừng, sả, cần tây, sa tế… vị ăn tuỳ theo khẩu vị của từng gia đình. Lẩu hải sản thường hơi cay, chua và ngọt. Với lẩu cá, ngoài xương heo ra bạn bỏ luôn xương cá đã lọc thịt vào.Với nước lẩu hải sản, bạn không cần cho sả và gừng nướng. Tuy nhiên nên tăng vị chua so với những loại khác. Cá sau khi lọc, thái lát, nên ướp với gia vị, hạt nêm, gừng, sả đã băm nhỏ. Khi chế vào nồi lẩu bỏ thêm rau thì là, ăn kèm rau cần, cải cúc, dọc mùng, …

Thời gian nấu nước lẩu

Khi cho xương đã chần vào nước lạnh, bạn đun lửa to cho sôi lại nhanh, sau đó hạ nhỏ lửa cho sôi vài phút để các bọt cứng lại rồi hớt sạch. Cả quá trình còn lại đun sôi trên lửa thật nhỏ.

Tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu mà thời gian nấu các loại nước lẩu cũng khác nhau. Chẳng hạn, nước lẩu gà và heo thường nấu 4 – 6 giờ . Nước lẩu bò thì ninh lâu hơn, từ 8 – 10 giờ. Nước lẩu thủy hải sản không nên nấu quá 45 phút, nếu không sẽ đục và chua.

Với xương bò, nhất là xương ống; trước khi ninh cần nướng với nhiệt độ cao thì nước dùng sẽ thơm, trong và ngon hơn.

Bí quyết nấu nước lẩu được trong

Có rất nhiều cách nấu nước lẩu ngon hơn và trong mà các bạn có thể áp dụng như:

  • Xương để hầm luôn phải được chần sơ qua nước sôi. Sau đó rửa sạch để loại bỏ hết mùi hôi và chất dơ.
  • Khi nấu lẩu gà hoặc bò thì nên hầm 2 lần nước. Lần đầu chỉ nên đổ nước ngang mặt xương hầm, khi nước sôi thì mới tiếp tục đổ thêm lần 2 và hầm với lửa nhỏ.
  • Nếu bạn sử dụng các loại củ và gia vị cho ngọt và thơm nước như cà rốt; củ cải trắng, su hào, quế, thảo quả,…. bạn nên cho chúng vào một cái túi sạch; cột chặt phần đầu rồi thả vào nồi thay vì thả trực tiếp vào nồi.
  • Một mẹo nhỏ rất hữu ích nữa đó là, sau khi nấu xong; hãy thả một quả trứng gà vào nước sôi. Lòng trắng trứng sẽ giúp hút hết bọt nhanh chóng, bạn chỉ cần vớt phần trứng gà này ra là được.

Cách khắc phục nước lẩu bị đục

Cách khắc phục nước lẩu bị đục

  • Cho vào nước lẩu đã nguội lòng trắng trứng đánh tan. Sau đó đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy đều cho các vẩn đục bám hết vào trứng và vớt ra.
  • Băm thịt (tùy vào từng loại nguyên liệu nấu nước lẩu) rồi trộn với lòng trắng trứng; nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn.
  • Nếu nấu nước lẩu gà bị đục, cho tiếp xương gà vào đun cũng làm nước trong và ngon hơn.

Còn gì tuyệt với hơn trong những ngày thời tiết se lạnh. Đặc biệt là mùa đông, mọi người cùng ngồi quây quần quanh nồi lẩu nóng hổi; nghi ngút khói vừa xì xụp thưởng thức nước lẩu ngon, ngọt, vừa trò chuyện cùng nhau vui vẻ. Hi vọng những bí quyết trên sẽ giúp bạn có thêm cách làm nước lẩu ngon, trọn vị!

Nguồn: Daotaobeptruong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩm thực gia đình

Cách nhận biết bún sạch

Làm thế nào để nhận biết được bún sạch hay không?

Tình trạng bún bị nhiễm các loại hóa chất độc hại khiếm bạn cảm thấy lo lắng khi có ý …
Xem Chi Tiết
Nội tạng động vật

Tuyệt chiêu chọn lựa nội tạng động vật còn tươi mới

Nội tạng động vật là những nguyên liệu rất tốt để chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng. Tuy …
Xem Chi Tiết
Sầu riêng

Bật mí cho bạn bí quyết chọn sầu riêng mà không bị sượng

Trái cây là loại mà chắc hẳn sẽ có nhiều người rất yêu thích, thì trong các loại trái cây …
Xem Chi Tiết
Mẹo mua thớt

Hướng dẫn một số mẹo vặt mua thớt phù hợp với túi tiền

Trong bộ dụng cụ nấu ăn của chị em nội chợ chắc hẳn không có ai là không có riêng …
Xem Chi Tiết
Mẹo vặt đi chợ

Bật mí bí quyết đi chợ mua thực phẩm một cách tiết kiệm

Các chị em nội trợ đi chợ như thế nào để cho tiết kiệm nhưng mà bữa ăn vẫn phong …
Xem Chi Tiết
Cách sắp xếp hợp lí

Sử dụng và sắp xếp dao kéo trong bếp hợp lí để luôn sắc như mới

Dao để sử dụng trong bếp luôn cần phải sắc bén, nhưng không phải gia đình nào cũng biết cách …
Xem Chi Tiết

Văn hóa ẩm thực

Những điều bạn sẽ không thể ngờ đến về phong cách văn hóa ẩm thực Trung Hoa

Trải qua lịch sử hơn 5000 năm thăng trầm cùng đất nước, văn hóa ẩm thực Trung Hoa ngày nay …
Xem Chi Tiết
Văn hóa ẩm thực Ý làm xiêu lòng bao người yêu ẩm thực khắp thế giới

Văn hóa ẩm thực Ý làm xiêu lòng bao người yêu ẩm thực khắp thế giới

Ý – một đất nước hình mũi giày không những được thế giới biết đến không chỉ bởi sự đi …
Xem Chi Tiết
Những điều bạn không thể ngờ tới của nền văn hóa ẩm thực Ấn Độ

Những điều bạn không thể ngờ tới của nền văn hóa ẩm thực Ấn Độ

Ấn Độ là một quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các tôn giáo. Chính vì vậy văn hóa …
Xem Chi Tiết
Những điều bạn chưa biết về văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Những điều có thể bạn chưa biết về văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Bản là nền văn hóa ẩm thực xuất xứ từ nước Nhật. Ẩm thực Nhật Bản không …
Xem Chi Tiết
Tìm hiểu về nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực đồng bào người Chăm

Tìm hiểu về nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực đồng bào người Chăm

Văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm đã được hình thành tự nhiên trong cuộc …
Xem Chi Tiết
Đâu là những nét đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực miền Bắc ?

Đâu là những nét đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực miền Bắc?

Việt Nam vốn là một mảnh đất hình chữ “S” trải dài gồm 3 miền Bắc, Trung, Nam. Vì vậy …
Xem Chi Tiết

Văn hóa đồ uống

Văn hoá thưởng trà ở Thổ Nhĩ Kỳ

Văn hoá thưởng trà – Tinh hoa văn hoá của con người

Trong suốt chiều dài lịch sử, trà đã xuất hiện từ sớm và nhanh chóng trở thành đồ uống phổ …
Xem Chi Tiết
Cà phê trong văn hoá Úc - Hơn cả một thức uống

Cà phê trong văn hoá Úc – Hơn cả một thức uống!

Úc nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú và đa dạng. Trong số các sản phẩm được tiêu thụ …
Xem Chi Tiết
Văn hoá rượu - Nét đặc sắc của văn hoá Trung Quốc

Văn hoá rượu – Nét đặc sắc của văn hoá Trung Quốc

Từ xưa đến nay rượu đã là thức uống không thể thiếu trong những buổi sum họp. Thứ giúp bạn …
Xem Chi Tiết
Văn hoá trà Việt - Nét nghệ thuật ẩn mình trong văn hoá Việt Nam

Văn hoá trà Việt – Nét nghệ thuật ẩn mình trong văn hoá Việt Nam

Như chúng ta đã biết, trà là một trong những đồ uống phổ biến nhất trên thế giới. Mỗi quốc …
Xem Chi Tiết
Văn hoá bia độc đáo của các nước trên thế giới

Văn hoá bia độc đáo của các nước trên thế giới

Bia là một loại đồ uống có cồn phổ biến và được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới …
Xem Chi Tiết
van-hoa-tra-sua-net-dot-pha-cua-van-hoa-dai-loan-van-hoa-tra-sua-net-dot-pha-cua-van-hoa-dai-loan

Văn hoá trà sữa – Nét đột phá của văn hoá Đài Loan

Đối với người Đài Loan, trà sữa không chỉ là một loại nước giải khát, mà còn là một biểu …
Xem Chi Tiết