
Giá đỗ là loại đậu xanh đã nảy mầm, có chiều dài khoảng 3 đến 7 cm. Giá đỗ thường được ủ từ đậu xanh, còn một số loại khác được ủ từ mầm đậu nành. Thường 1 kg đậu cho vào nồi vừa. Sơ chế đậu, rửa sạch, để nơi thoáng mát, phơi khô, loại bỏ những hạt xấu, ngâm vào niêu đất và rửa từ 3 đến 6 tiếng, đến khi đậu nở ra thì xả nước ngâm với độ sôi thích hợp nước đến khi đậu mở vung và giá có màu trắng và ngọt. Sau đó, họ tiếp tục xếp lá tre vào trong chậu theo kiểu đan lát rồi đặt chậu xuống đất chờ mọc mầm.
Trong một đêm, người ta đổ nước vào nồi 3 đến 4 lần, mỗi lần khoảng 30 phút rồi lại xả nước, trung bình mỗi chậu nở được 8 đến 10 ký giá đỗ. Lúc này cuống đã nhiều nên càng để lâu cuống sẽ bị rụng 2 búp tiêu và ăn không còn ngon nữa. Thông thường, phần vỏ xanh được sàng để lại hai lá mầm. Giá đỗ rất giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, khoáng chất và các amino acid, protein và chất có nguồn gốc thực vật (phytochemicals), là những chất cần để mầm cây giá phát triển, cũng là các chất rất bổ dưỡng cho người.
Mục lục
Dinh dưỡng có trong giá đỗ
Carbohydrate: 100g giá đỗ có thể cung cấp cho chúng ta khoảng 4 đến 5,7% lượng carbohydrate; mà cơ thể cần hấp thụ mỗi ngày.
Protein (chất đạm): Rau giá đỗ là nguồn cung cấp đạm thực vật ở mức trung bình. Trong 100g giá, người ta tìm thấy 5,3g protein; bằng khoảng 11% lượng chất đạm khuyến nghị hằng ngày đối với nữ giới và 9,4% đối với nam giới.
Vitamin: Giá đỗ rất giàu vitamin. Ăn giá đỗ xào chín có thể cung cấp cho cơ thể chúng ta nhiều loại vitamin nhóm B; như riboflavin (vitamin B2), axit pantothenic (vitamin B5),…tốt cho cơ thể.
Khoáng chất: Không chỉ vitamin, giá đỗ còn chứa nhiều loại khoáng chất khác nhau; đặc biệt là đồng và sắt. Một chén giá đỗ nấu chín chứa khoảng 0,32mg đồng; đáp ứng 32% nhu cầu về đồng hằng ngày của cơ thể.
Các món ăn không nên dùng chung với giá đỗ
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Cán bộ Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm (Đại Học Bách khoa Hà Nội) cho rằng; gan động vật nói chung và gan lợn nói riêng không nên xào nấu lẫn với những loại rau quả củ giàu vitamin C như giá đỗ.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết; giá đỗ và gan lợn là 2 loại thực phẩm kỵ nhau. Nguyên nhân là vì trong giá đỗ có rất nhiều vitamin C, gan lợn lại giàu vitamin A và sắt tạo ra huyết sắc tố; nên khi xào chung với nhau sẽ khiến vitamin C bị oxy hóa; khiến món ăn không còn chất dinh dưỡng nữa.
Không chỉ riêng giá đỗ, gan lợn cũng không xào chung với các loại rau khác như rau cần, cải xoăn… . Là vì gan lợn chứa nguyên tố kim loại (đồng, sắt…) khá cao; nên khi kết hợp sẽ khiến cho vitamin C trong rau củ bị oxy hóa, không còn chất gì nữa. Thậm chí, cellulose và axit oxalic trong các loại rau này còn gây ra rối loạn, cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.
Không nên ăn nhiều gan lợn
Các chuyên gia khuyến cáo, khi ăn gan cần chế biến kỹ và nấu chín; bạn có thể ngâm gan lợn trong nước muối khoảng 10-30 phút rồi mới chế biến, nhằm hạn chế các chất độc. Sau đó, bạn cần rửa thật sạch loại thực phẩm này, bóp sạch máu đọng, đun kỹ; để giết chết các loại vi khuẩn và trứng ký sinh trùng trong đó.
Riêng về gan lợn, vị chuyên gia cho hay, đây là thực phẩm có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu rất tốt; nhưng không nên vì thế mà ăn quá nhiều. Gan là cơ quan chủ yếu giải độc cho cơ thể lợn; do đó bộ phận này tập trung nhiều nhất các chất cặn bã gây hại trong đó có kim loại nặng; và dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, virus. Đặc biệt ở những con lợn bị bệnh, ăn gan sẽ rất nguy hại.
Nguồn: Suckhoe.vn