Bật mí cách sử dụng và bảo quản đồ dùng nhà bếp để dùng được lâu hơn

Bật mí cách sử dụng và bảo quản đồ dùng nhà bếp
8 phút, 2 giây để đọc.

Tâm lý mua hàng của người tiêu dùng, đó là họ sẽ mua những dụng cụ, đồ dùng nhà bếp đắt tiền. Vì họ nghĩ rằng đồ đắt tiền có thương hiệu, và sẽ dùng bền, lâu hơn. Tuy nhiên, bất cứ cái gì cũng vậy. Nếu bất kỳ đồ dùng nào mà không được sử dụng và bảo quản đúng cách thì cũng sẽ hỏng nhanh hơn dự kiến. Kể cả là đồ có đắt tiền hay không. Hãy cẩn thận khi sử dụng và nắm vững các nguyên tắc bảo quản đồ dùng sẽ giúp giữ chúng bền hơn. Như thế, tránh được việc lãng phí tiền bạc khi phải thường xuyên mua đồ dùng mới thay vào.

Đồ dùng, thiết bị nhà bếp có nhiều loại, mỗi loại có công dụng khác nhau và được làm từ nhiều chất liệu. Chẳng hạn như: nhựa, gỗ, thủy tinh, gốm, sứ, thủy tinh, kim loại: nhôm, gang, inox … Vì được làm từ nhiều chất liệu khác nhau nên mỗi loại đồ dùng, thiết bị nhà bếp cần được sử dụng và bảo quản đúng cách để giữ được độ bền của vật dụng mà không ảnh hưởng đến chất lượng của đồ ăn/thức uống hay mức độ an toàn của người dùng.

Cách bảo quản dao đúng cách

Cách bảo quản dao đúng cách

Tùy vào từng chức năng mà bạn có thể chọn mua những loại dao khác nhau để đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng. Để dao có thể sử dụng được lâu mà vẫn giữ được độ sắc bén, bạn nên lưu ý những cách bảo quản sau đây:

  • Sử dụng đúng chức năng của từng loại dao. Không lấy dao gọt vỏ để cắt những đồ có lớp cứng hay muốn lọc thịt, cá cũng nên sắm cho mình một loại dao riêng.
  • Khi dùng xong nên rửa dao bằng miếng rửa bát mềm, không gây trầy xước trên dao.
  • Không ngâm dao trong bồn rửa chung với các vật dụng khác để tránh làm hỏng chuôi gỗ. Hoặc lưỡi dao sẽ bị va vào những đồ vật khác gây mẻ, sứt lưỡi dao.
  • Đặt dao vào hộp gỗ hoặc kệ cắm dao để giữ độ bền lâu nhưng vẫn bảo đảm an toàn và thuận lợi khi sử dụng.
  • Mỗi tuần nên mài dao một lần trên miếng đá nhỏ hoặc dụng cụ mài dao mài dao. Không nên mài dao trên vật nhẵn nào đó hoặc trên đáy chén đĩa… sẽ khiến dao bị nóng lên, dễ bị cong và rỉ.
  • Để dao không bị rỉ sét, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ bôi lên mặt dao một ít dầu ăn; ngâm vào nước vo gạo, hoặc lấy gừng xoa lên dao.

Sử dụng và bảo quản thớt như thế nào là đúng cách?

Sử dụng và bảo quản thớt như thế nào là đúng cách?

Tùy theo từng chất liệu mà cách bảo quản từng loại thớt cũng khác nhau.

Thớt gỗ

Loại thớt có độ đàn hồi cao. Thích hợp để băm, chặt, tuy nhiên thớt gỗ cũng có không ít những nhược điểm đi kèm: trọng lượng nặng; dễ thấm hút nước và các loại mùi, nhanh bị cong vênh; có mùn, nứt, dễ mục. Vì vậy bạn càng nên bảo quản thớt gỗ cẩn thận và kỹ càng, tránh để vi khuẩn lây lan sang thức ăn.

Khi mới mua về, bạn nên ngâm thớt trong nước muối được pha theo tỷ lệ: 200g muối/1lít nước trong 24 giờ. Sau đó phơi khô thoáng sẽ giúp thớt có đủ độ ẩm, không bị rạn nứt về sau. Sau khi sử dụng, bạn nên rửa thớt bằng một ít nước rửa bát hoặc chanh tươi rồi lau khô và treo thớt ở nơi khô thoáng để ngăn ngừa nấm mốc.

Thớt nhựa

Có trọng lượng nhẹ và không có nhiều nhược điểm như thớt gỗ. Nhưng bạn cũng không nên bỏ qua khâu bảo quản đúng cách để giữ được thớt bền lâu và hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Chỉ nên sử dụng thớt nhựa để thái các loại thức ăn đã chế biến; không cần nhiều lực tác động khi thái.

Tránh ấn dao quá mạnh khiến vết dao hằn lên trên mặt thớt quá sâu. Đây chính là điểm lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi nảy nở và thớt sẽ mau cũ hơn. Nếu thớt bị ngả màu ố, bạn nên ngâm thớt trong giấm; nước cốt chanh trong vòng hai giờ, rửa lại bằng nước rửa bát; tráng nước sôi để làm thớt sạch và mới lại.

Thớt thủy tinh

Mới xuất hiện trên thị trường nhưng loại thớt này cũng khá hấp dẫn các bà nội trợ bởi tính thẩm mỹ mà nó mang lại; căn bếp của bạn sẽ màu sắc hơn khi có một chiếc thớt nhiều họa tiết làm điểm nhấn. Tuy nhiên cách bảo quản của chúng cũng không dễ đâu nhé.

Chỉ nên dùng thớt thủy tinh để thái trái cây; rau củ, thức ăn mềm, các món cơm cuốn; sushi, thức ăn đã được chế biến như thịt luộc, thịt quay, giò, chả. Nên tráng qua nước sôi trước khi thái thức ăn chín. Rửa sạch thớt và treo nơi khô thoáng sau khi sử dụng. Nếu thớt có màu ố vàng, có mùi lạ và có vết nứt vỡ thì đó là lúc bạn nên thay cho mình một chiếc thớt mới.

Bảo quản chảo chống dính

Bảo quản chảo chống dính

Thời gian gần đây, hầu như trong gian bếp nhà nào cũng có chiếc chảo chống dính phục vụ việc xào, chiên các món ăn yêu thích. Có loại rẻ tiền, đắt tiền nhưng nếu bảo quản và sử dụng không đúng cách thì chiếc chảo đắt tiền chưa chắc đã bền hơn loại rẻ tiền.

Khi mới mua về, bạn nên rửa qua với nước rửa chén để làm trôi lớp bụi bẩn bám trên mặt chảo; quét một lớp cà phê lên mặt chảo, đem hâm nóng, sau đó rửa lại cho sạch. Cách này không những giúp khử mùi của lớp sơn chống dính mà giúp chảo dễ rửa hơn.

Tuyệt đối không để chảo trên bếp nóng khi bên trong chảo chưa có dầu. Vì nếu chế dầu hoặc chất lỏng khác vào đột ngột sẽ làm lớp sơn chống dính dễ bong tróc.

Sử dụng chảo ở nhiệt độ vừa phải, nếu lửa to cháy lên đến thành chảo dễ làm chảo nhanh hỏng và chất chống dính trong chảo bị phân hủy, có thể gây độc hại.

Chỉ được dùng thìa, muỗng bằng nhựa hoặc bằng gỗ để xào nấu các món ăn trong chảo.

Khi nấu xong nên để chảo thật nguội rồi rửa để thức ăn không bị dính vào chảo quá lâu sẽ khó rửa sạch được.

Không dùng những loại chất tẩy rửa có nồng độ cao hoặc rửa chảo dưới nhiệt độ cao sẽ làm lớp chống dính nhanh bị bong.

Sử dụng xoong nồi như thế nào để dùng được lâu hơn?

Sử dụng xoong nồi như thế nào để dùng được lâu hơn?

Để xoong nồi sử dụng được lâu hơn, bạn cũng nên nhớ cách bảo quản chúng đúng cách. Với những loại xoong chống dính, bạn có thể áp dụng phương pháp như bảo quản chảo chống dính.

Muốn làm sạch xoong nồi inox, bạn có thể ngâm chúng vào nước xà phòng ấm trong vài phút. Khi xoong, chảo đã nguội rồi mới cọ rửa, lưu ý không dùng những miếng cọ rửa bằng kim loại để tránh làm xước bề mặt bên trong và bên ngoài.

Treo xoong lên giá sau khi rửa sạch để chúng không bị va đập vào nhau.

Với những loại xoong có kích thước lớn, bạn nên để chúng vào tủ phía dưới. Lưu ý không xếp chồng nhiều xoong lên nhau, đặc biệt với những loại xoong chống dính.

Bảo quản đồ nhựa

Bảo quản đồ nhựa

Những loại vật dụng nhà bếp được làm bằng nhựa thường là tô; chén, muỗng, thớt, thau, rổ, hộp đựng, bình nước… Đồ nhựa không chịu được nhiệt độ cao và dễ bị bể, gãy nếu phơi ngoài nắng.

Đối với đồ nhựa cần chú ý như sau:

– Không để gần lửa hay tiếp xúc với lửa sẽ gây cháy dụng cụ.
– Không cho thức ăn nóng, nước sôi vào dụng cụ vì có thể gây thôi nhiễm chất độc từ nhựa vào thức ăn.
– Không đựng thức ăn nhiều dầu mỡ vì sẽ khó rửa dụng cụ.
– Rửa bằng nước rửa chén hoặc thêm ít chanh tươi sau đó để ráo, không phơi ngoài nắng.

Bảo quản đồ thép không gỉ

Bảo quản đồ thép không gỉ

Đồ dùng nhà bếp bằng thép không gỉ là muỗng, nĩa, nồi, dao, bình nước…. Thép không gỉ hay còn gọi là inox, thường hay bị ố vàng trên bề mặt. Do đó khi sử dụng cần lưu ý những điểm sau:

– Không đun ở lửa to vì dễ bị ố vàng.
– Không dùng miếng giấy nhám để chùi rửa vì dễ làm trầy xước, mất độ bóng.
– Không chứa thức ăn có nhiều muối và axit lâu ngày trong đồ dùng bằng thép không gỉ.
– Rửa bằng nước rửa chén sau đó để ráo, nên rửa bằng nước ấm.

Kết luận

Vì vậy, để những vật dụng nhà bếp của bạn luôn sáng bóng, sạch sẽ và đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của chính bạn và gia đình; bạn cần chú ý những cách bảo quản cơ bản trên để giúp bạn tiện lợi và dễ dàng hơn trong quá trình nấu nướng hàng ngày; đem lại cho bạn những bữa ăn ngon và ấm áp bên gia đình, người thân.

Nguồn: Daotaobeptruong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩm thực gia đình

Cách nhận biết bún sạch

Làm thế nào để nhận biết được bún sạch hay không?

Tình trạng bún bị nhiễm các loại hóa chất độc hại khiếm bạn cảm thấy lo lắng khi có ý …
Xem Chi Tiết
Nội tạng động vật

Tuyệt chiêu chọn lựa nội tạng động vật còn tươi mới

Nội tạng động vật là những nguyên liệu rất tốt để chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng. Tuy …
Xem Chi Tiết
Sầu riêng

Bật mí cho bạn bí quyết chọn sầu riêng mà không bị sượng

Trái cây là loại mà chắc hẳn sẽ có nhiều người rất yêu thích, thì trong các loại trái cây …
Xem Chi Tiết
Mẹo mua thớt

Hướng dẫn một số mẹo vặt mua thớt phù hợp với túi tiền

Trong bộ dụng cụ nấu ăn của chị em nội chợ chắc hẳn không có ai là không có riêng …
Xem Chi Tiết
Mẹo vặt đi chợ

Bật mí bí quyết đi chợ mua thực phẩm một cách tiết kiệm

Các chị em nội trợ đi chợ như thế nào để cho tiết kiệm nhưng mà bữa ăn vẫn phong …
Xem Chi Tiết
Cách sắp xếp hợp lí

Sử dụng và sắp xếp dao kéo trong bếp hợp lí để luôn sắc như mới

Dao để sử dụng trong bếp luôn cần phải sắc bén, nhưng không phải gia đình nào cũng biết cách …
Xem Chi Tiết

Văn hóa ẩm thực

Những điều bạn sẽ không thể ngờ đến về phong cách văn hóa ẩm thực Trung Hoa

Trải qua lịch sử hơn 5000 năm thăng trầm cùng đất nước, văn hóa ẩm thực Trung Hoa ngày nay …
Xem Chi Tiết
Văn hóa ẩm thực Ý làm xiêu lòng bao người yêu ẩm thực khắp thế giới

Văn hóa ẩm thực Ý làm xiêu lòng bao người yêu ẩm thực khắp thế giới

Ý – một đất nước hình mũi giày không những được thế giới biết đến không chỉ bởi sự đi …
Xem Chi Tiết
Những điều bạn không thể ngờ tới của nền văn hóa ẩm thực Ấn Độ

Những điều bạn không thể ngờ tới của nền văn hóa ẩm thực Ấn Độ

Ấn Độ là một quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các tôn giáo. Chính vì vậy văn hóa …
Xem Chi Tiết
Những điều bạn chưa biết về văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Những điều có thể bạn chưa biết về văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Bản là nền văn hóa ẩm thực xuất xứ từ nước Nhật. Ẩm thực Nhật Bản không …
Xem Chi Tiết
Tìm hiểu về nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực đồng bào người Chăm

Tìm hiểu về nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực đồng bào người Chăm

Văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm đã được hình thành tự nhiên trong cuộc …
Xem Chi Tiết
Đâu là những nét đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực miền Bắc ?

Đâu là những nét đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực miền Bắc?

Việt Nam vốn là một mảnh đất hình chữ “S” trải dài gồm 3 miền Bắc, Trung, Nam. Vì vậy …
Xem Chi Tiết

Văn hóa đồ uống

Văn hoá thưởng trà ở Thổ Nhĩ Kỳ

Văn hoá thưởng trà – Tinh hoa văn hoá của con người

Trong suốt chiều dài lịch sử, trà đã xuất hiện từ sớm và nhanh chóng trở thành đồ uống phổ …
Xem Chi Tiết
Cà phê trong văn hoá Úc - Hơn cả một thức uống

Cà phê trong văn hoá Úc – Hơn cả một thức uống!

Úc nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú và đa dạng. Trong số các sản phẩm được tiêu thụ …
Xem Chi Tiết
Văn hoá rượu - Nét đặc sắc của văn hoá Trung Quốc

Văn hoá rượu – Nét đặc sắc của văn hoá Trung Quốc

Từ xưa đến nay rượu đã là thức uống không thể thiếu trong những buổi sum họp. Thứ giúp bạn …
Xem Chi Tiết
Văn hoá trà Việt - Nét nghệ thuật ẩn mình trong văn hoá Việt Nam

Văn hoá trà Việt – Nét nghệ thuật ẩn mình trong văn hoá Việt Nam

Như chúng ta đã biết, trà là một trong những đồ uống phổ biến nhất trên thế giới. Mỗi quốc …
Xem Chi Tiết
Văn hoá bia độc đáo của các nước trên thế giới

Văn hoá bia độc đáo của các nước trên thế giới

Bia là một loại đồ uống có cồn phổ biến và được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới …
Xem Chi Tiết
van-hoa-tra-sua-net-dot-pha-cua-van-hoa-dai-loan-van-hoa-tra-sua-net-dot-pha-cua-van-hoa-dai-loan

Văn hoá trà sữa – Nét đột phá của văn hoá Đài Loan

Đối với người Đài Loan, trà sữa không chỉ là một loại nước giải khát, mà còn là một biểu …
Xem Chi Tiết